Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Kỷ tử giúp hạ huyết áp và lipid máu

VOH - Có 4 nhóm người không phù hợp sử dụng kỷ tử.

Nhiều người hay dùng hạt kỷ tử hãm với nước sôi uống để chăm sóc sức khỏe nhưng liệu nó thực sự có tác dụng chăm sóc sức khỏe không? Kỷ tử hãm với nước sôi như thế nào để chăm sóc tốt sức khỏe? Nên sử dụng bao nhiêu kỷ tử cho mỗi lần hãm với nước sôi?

ky-tu
Kỷ tử hãm với nước sôi uống có tác dụng tốt đối với sức khỏe - Ảnh: TVBS

Bảo vệ chăm sóc sức khỏe

Dương Lực, thầy thuốc đông y tại Học viện Y học cổ truyền Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, chiếc bình giữ nhiệt chứa nước kỷ tử hãm nước sôi dường như đã trở thành hình ảnh quyen thuộc đối với nhiều người muốn bảo vệ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nhiều nhân viên văn phòng tại nơi làm việc ngồi trước màn hình máy tính với một bình giữ nhiệt chứa nước kỷ tử hãm với nước sôi và uống thường xuyên. Vậy bảo vệ chăm sóc sức khỏe có đơn giản như chỉ cần uống nước kỷ tử hãm với nước sôi?

Chăm sóc sức khỏe là một “dự án” lớn, không thể hoàn thành dự án này trong một sớm một chiều. Thầy thuốc đông y Dương Lực tin rằng, việc mong đợi kết quả sẽ có hiệu quả sau 1 hoặc 2 ngày của việc uống nước kỷ tử hãm nước sôi là điều không thực tế. Uống nước kỷ tử hãm nước sôi có thể trở thành thói quen và kéo dài trong vài tháng hoặc một năm mới có thể đạt được mục đích chăm sóc sức khỏe.

Lượng kỷ tử dùng để hãm nước sôi có phù hợp?

Cách sử dụng kỷ tử phổ biến là hãm với nước sôi. Làm thế nào để hãm kỷ tử với nước sôi? Thầy thuốc đông y Dương Lực khuyên mọi người nên hãm kỷ tử bằng nước sôi khoảng 60°C để tránh các chất dinh dưỡng của kỷ tử bị phá hủy ở nhiệt độ cao. Mọi người cho kỷ tử vào bình giữ nhiệt hoặc ly pha trà rồi rót nước sôi vào, hãm kỷ tử khoảng 10 – 15 phút, sau đó rót nước kỷ tử đã hãm nước sôi ra rồi thưởng thức.

Thầy thuốc đông y Dương Lực cho biết, hạt kỷ tử tuy tốt nhưng cũng đừng quá lạm dụng nó dễ khiến chúng ta sinh nội nhiệt (nóng trong người), vì vậy nên cẩn thận với liều lượng kỷ tử dùng để hãm nước sôi. Nói chung, dùng 10 đến 15 gram kỷ tử mỗi ngày là phù hợp. Nếu dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng, còn quá ít sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

Thầy thuốc đông y Dương Lực giải thích, nội nhiệt còn gọi là nóng trong người hay cơ thể nóng vào ban đêm, cũng là một trạng thái bệnh lý, cơ thể luôn cảm thấy bức bối, khó chịu, tay chân thường xuyên đổ mồ hôi, có thể còn nổi nhiều mụn nhọt và thường xuyên mất ngủ về đêm.

6 cách dùng kỷ tử để có tác dụng tốt chăm sóc sức khỏe

Thầy thuốc đông y Dương Lực cho biết, dùng kỷ tử để chăm sóc sức khỏe, ngoài việc hãm với nước sôi còn có thể dùng chế biến các món ăn ngon như cháo hạt kỷ tử, trứng hấp kỷ tử, súp nấm hương kỷ tử… những món ăn này không chỉ giúp tăng cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng bổ huyết, tác dụng bảo vệ chăm sóc sức khỏe rất tốt.

Kỷ tử có thể có nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe khác nhau khi nó kết hợp với các thành phần nguyên liệu khác nhau. Sự kết hợp phổ biến giữa kỷ tử với các thành phần khác trong y học cổ truyền và chế độ ăn uống có tác dụng chăm sóc sức khỏe như sau:

1. Kỷ tử + hoa cúc: bổ gan và cải thiện thị lực.

2. Kỷ tử + táo đỏ: bổ khí huyết.

3. Kỷ tử + nhân sâm: bổ sung sinh lực.

4. Kỷ tử + hạt muồng: hạ huyết áp, hạ lipid máu, chăm sóc gan và cải thiện thị lực.

5. Kỷ tử + Táo gai: giúp tiêu hóa tốt.

6. Kỷ tử + đỗ trọng: cường gân cốt, tăng sức mạnh cho đầu gối.

Nhóm người nào không phù hợp với kỷ tử?

Thầy thuốc đông y Dương Lực cho biết, kỷ tử tuy tốt cho sức khòe nhưng có một số nhóm người đang trong tình trạng như sau thì nên cẩn thận khi sử dụng nó, chẳng hạn như:

1. Nếu lá lách và dạ dày yếu, kỷ tử có thể gây khó tiêu và chán ăn.

2. Nếu bị cảm lạnh và nóng sốt, tính ấm của kỷ tử có thể khiến cơn sốt trở nên trầm trọng hơn.

3. Nếu đang bị tiêu chảy, kỷ tử rất giàu chất xơ có thể khiến bệnh tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Ăn hạt kỷ tử có thể dễ gây nóng trong người (sinh nội nhiệt), vì vậy những ai đang bị nội nhiệt nên thận trọng khi sử dụng kỷ tử.