Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Sự thật về tác dụng của khoai lang khi sử dụng hàng ngày

( VOH ) - Khoai lang là loại thực phẩm khá phổ biến mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể mặc dù tác dụng của khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng sai cách sẽ gây hại cho cơ thể.

Khoai lang là loại củ quốc dân vô cùng phổ biến ở nông thôn lẫn thành thị. Nhiều người thích ăn khoai lang vì hương vị thơm ngon khó cưỡng, tuy nhiên, có lẽ bạn chưa biết khoai lang là một “kho” dinh dưỡng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

1. Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, khoai lang chứa hàm lượng beta-carotene cao, các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt chứa nhiều tinh bột, đường nhưng chúng lại có chỉ số GI ở mức trung bình nên khá an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, khả năng sản sinh ra sporamin trong khoai lang cũng rất lớn nên giúp chống lại sự oxy hóa cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Dưới đây là những tác dụng của khoai lang dành cho sức khỏe đã được nghiên cứu và chứng minh:

1.1 Ăn khoai lang giảm cân

Một trong những tác dụng của khoai lang là giúp giảm cân. Khoai lang ít chất béo, lượng calo trong khoai cũng rất thấp nên đây là một nguồn tinh bột tốt để bạn bổ sung vào thực đơn giảm cân hàng ngày.

su-that-ve-tac-dung-cua-khoai-lang-khi-su-dung-hang-ngay-voh-0
Ăn khoai lang giúp điều chỉnh cân nặng tốt hơn (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang cũng là một yếu tố thuận lợi trong việc điều chỉnh cân nặng. Các chất xơ như pectin có thể giúp làm giảm lượng thức ăn và làm tăng hoạt động hormone trong cơ thể. Chính điều này sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cách ăn khoai lang giảm cân giúp bạn nhận được kết quả mỹ mãn

1.2 Tốt cho mắt

Khoai lang giàu beta-carotene. Một cốc khoai lang nướng 200gr cung cấp nhiều hơn khoảng 7 lần lượng beta-carotene mà người trưởng thành trung bình cần mỗi ngày.

Beta-carotene là tiền thần của vitamin A – một loại vitamin A cần thiết để giúp bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến một loại mù lòa đặc biệt gọi là xerophthalmia (hay còn gọi là bệnh khô mắt). Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Xem thêm: Mách bạn 10 thực phẩm chứa nhiều vitamin A nhất nên có trong bữa ăn hàng ngày

1.3 Tác dụng của khoai lang chống viêm

Không chỉ là thực phẩm giàu vitamin có đặc tính chống viêm mà trong khoai lang còn có nồng độ choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng có thể giúp làm giảm phản ứng viêm của cơ thể.

Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều anthocyanin – một chất tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Loại chất này có thể làm giảm tình trạng viêm của các cơ quan và ngăn ngừa thiệt hại gây ra cho cơ thể.

Số lượng fibrinogen trong khoai lang cũng rất cao, hỗ trợ tốt cho quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.

1.4 Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Chỉ số đường huyết (GI) của khoai lang được xếp vào nhóm từ trung bình đến cao, đặc biệt là ở khoai lang vàng. Tuy nhiên, với khoai lang trắng lại khá ít đường nên không gây ảnh hưởng cho người bị tiểu đường.

Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất thành phần caiapo trong khoai lang trắng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và magie trong khoai lang cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Nếu đang hoài nghi ‘bị tiểu đường ăn khoai lang được không’, bác sĩ BV ĐH Y dược sẽ giúp bạn có câu trả lời!

1.5 Giảm căng thẳng

Khoai lang có hàm lượng magie cao, đây là chất có thể giúp cơ thể hoạt động tốt, đặc biệt nó có thể giúp làm giảm lo lắng và căng thẳng.

Khi cơ thể bị thiếu magie, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy thường xuyên ăn khoai lang để bổ sung magie cho cơ thể.

1.6 Hỗ trợ xương khỏe mạnh

su-that-ve-tac-dung-cua-khoai-lang-khi-su-dung-hang-ngay-voh-1
Ăn khoai lang giúp xương chắc khỏe (Nguồn: Ineternet)

Khoai lang chứa nhiều hàm lượng vitamin D giúp xương khỏe mạnh. Cơ thể chúng ta cần vitamin D để tổng hợp canxi từ thực phẩm và khoai lang là thực phẩm rất tốt để cung cấp loại vitamin này.

1.7 Khoai lang có lợi cho sức khỏe tim mạch

Lượng kali cao trong khoai lang sẽ giúp điều chỉnh nhịp tim, cải thiện cơ bắp và các chức năng thần kinh của cơ thể, giúp các cơ được thư giãn và hồi phục nhanh. Magie chứa trong khoai lang rất cần thiết cho các động mạch và cơ tim hoạt động khỏe mạnh.

Đặc biệt, khoai lang chứa hàm lượng polyphenol rất cao nên có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Loại củ này cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan nên rất có lợi trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.

Xem thêm: Nếu muốn có một hệ tim mạch khỏe mạnh hãy làm ngay những điều này

1.8 Phòng ngừa ung thư

Khoai lang vàng hay khoai khoai lang tím đều có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Chính chất anthocyanin cao đã giúp cho loại củ này có đặc tính chống lại một số loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vú hay ung thư ruột kết.

1.9 Ăn khoai lang giúp tăng cường trí nhớ

Anthocyanin có trong củ khoai lang là một chất có tính oxy hóa mạnh. Chất này cũng có tác dụng tăng cường chức năng não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập.

1.10 Tác dụng của khoai lang giúp hỗ trợ hệ miễn dịch

Hàm lượng sắt cao và những khoáng chất trong khoai lang rất cần thiết cho cơ thể. Chúng làm tăng công suất tế bào để mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Đồng thời còn giúp sản xuất bạch cầu của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin A cũng là một thành phần giúp cải thiện hệ miễn dịch. Chúng ta biết, ruột là nơi tiếp xúc với nhiều mầm bệnh gây bệnh tiềm ẩn. Khi đường ruột khỏe mạnh cũng sẽ giúp hệ thống dịch khỏe mạnh. Vitamin A chính là “chìa khóa” để duy trì màng nhầy khỏe mạnh, đặc biệt là trong niêm mạc ruột.

1.11 Tốt cho hệ tiêu hóa

Một tác dụng của khoai lang được nhiều người biết đến là giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Khoai lang giàu chất xơ, tiêu thụ khoai lang sẽ giúp làm tăng lượng chất xơ cho cơ thể, từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Đồng thời, ăn khoai lang còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Xem thêm: Phương pháp giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh 'táo bón' mà không cần dùng thuốc nhuận trường

1.12 Ngăn ngừa cảm lạnh và cúm

Khoai lang chứa vitamin C giúp chống lại các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm trong mùa lạnh.

1.13 Duy trì làn da và mái tóc khỏe mạnh

Các loại vitamin E và C trong khoai lang có lợi cho mái tóc và làn da.

Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển của tóc và kích thích tóc mọc nhiều, nhờ đặc tính chống oxy hóa.

Vitamin C thường dùng trong việc điều trị tăng sắc tố và chống lão hóa da. Đây cũng là một chất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Vitamin cũng có đặc tính chống viêm nên có thể giúp kiểm soát các vấn đề về mụn trứng cá hoặc giúp vết thương mau lành.

1.14 Tác dụng của khoai lang chống loét dạ dày

Trong khoai lang chứa nhiều hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C, kali, canxi và beta-caroten có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Nhờ giàu hàm lượng chất xơ khiến cơ thể tăng khối lượng phân và tạo điều kiện dễ di ngoài. Ngoài ra ăn khoai lang còn giúp ngăn ngừa táo bón, sự hình thành khí từ đó làm giảm khả năng sản sinh axit trong dạ dày và phát triển các vết loét.

1.15 Giúp điều hòa huyết áp

Khoai lang rất giàu hàm lượng khoáng chất kali và magie, nên khi ăn loại thực phẩm này sẽ phần nào giúp kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả. Nhờ hấp thụ lượng kali cao nên sẽ dẫn đến cơ thể có huyết áp thấp từ đó ngăn ngừa bệnh đột quỵ và các đề khác liên quan đến mạch vành. Magie còn có thể ngăn ngừa tình trạng tăng huyết vì có công dụng giúp cơ thể giảm huyết áp.

2. Những cách ăn khoai lang gây hại cho sức khỏe

Mặc dù tác dụng của khoai lang rất tốt cho sức khỏe, nhưng loại thực phẩm này cũng có khả năng gây hại cho cơ thể khi:

2.1 Ăn nhiều khoai lang có tốt không ?

Ăn khoai lang có tác dụng gì mà nhiều người ưa chuộng sử dụng nhưng khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu hụt protein, đồng thời lượng chất xơ trong khoai lang quá lớn sẽ làm tăng sự hấp thu vi khoáng khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể.

su-that-ve-tac-dung-cua-khoai-lang-khi-su-dung-hang-ngay-voh-2
Khoai lang rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều (Nguồn: Internet)

2.2 Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang chứa nhiều kiềm, tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn hết cả vỏ khoai lang thì không chỉ bạn nạp vào cơ thể những thành phần có lợi mà còn có những tạp chất có hại. Vỏ khoai lang tồn lại các đốm đen, vết nâu nếu không cẩn thận, không biết thanh lọc những củ khoai lang vỏ có đốm đen, vết nâu thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

2.3 Ăn vào buổi tối

Không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì sẽ khiến lượng axit trong dạ dày bị trào ngược gây đầy bụng, đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa yếu hay mắc các bệnh về dạ dày. Ngoài ra nó còn có thể khiến bạn bị mất ngủ.

2.4 Ăn khi quá đói

Ăn khoai lang khi quá đói sẽ khiến lượng chất bột đường trong khoai lang gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa khiến bạn bị nóng ruột, cảm giác bồn chồn, ợ chua, thậm chí là trướng bụng khi ăn quá nhiều. Do đó, tốt hơn hết là không nên ăn khoai khi đói vì chúng không hề cung cấp dinh dưỡng mà ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

3. Cách chọn mua và bảo quản khoai lang

3.1 Cách chọn mua khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khâu lựa chọn mua loại củ này cũng không kém phần quan trọng, để lựa củ khoai ngon và không bị hư thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chọn mua những củ không bị sứt mẻ hay bị nứt, vỏ phải lành lặn, củ khoai khi cầm phải nặng tay, cứng và không bị dập. Củ khoai lang ngon là củ có dáng thuôn dài hoặc tròn lẳn, không bị móp méo hay hõm và khi bóp nhẹ mà củ không quá cứng thì loại đó ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
  • Nên mua những củ khoai vừa không nên củ quá to vì quá nhiều xơ, củ vừa là củ ngon nhất.
  • Tránh mua các củ khoai đã có lỗ đen hoặc bị rỗ vì đó là dấu hiệu củ khoai đó sắp hư.
su-that-ve-tac-dung-cua-khoai-lang-khi-su-dung-hang-ngay-voh-5
Cách chọn và bảo quản khoai lang kỹ lưỡng

3.2 Cách bảo quản khoai lang

Sau khi mua khoai lang về không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì sẽ làm củ bị héo, mất đi mùi vị và giá trị dinh dưỡng. Để bảo quản khoai lang thì cần để nơi khô ráo, thoáng mát, không bọc kín trong bịch nilon hoặc để ở nơi ẩm thấp vì sẽ làm khoai mọc mầm mất chất dinh dưỡng.

Để bảo quản khoai lang được lâu hơn thì bạn có thể dùng 2 cách sau:

  • Cách 1: Dùng giấy báo bọc khoai lang lại rồi bỏ vào trong túi lưới đem treo lên cao
  • Cách 2: Dùng thùng giấy, đâm thùng giấy các lỗ thông hơi và bỏ lớp giấy báo lót để xếp khoai lang, cứ xếp xong 1 lớp khoai thì đặt thêm một lớp giấy báo lên trên rồi tiếp tục đến khi lớp cuối cùng là lớp giấy báo.

Cách luộc khoai lang ngon: Nếu trồng khoai lang tại nhà thì sau khi thu hoạch khoai lang thì không nên luộc ngay mà để củ khoai trên nền đất trong 3 - 4 ngày để tinh bột cô đặc lại thì sau khi luộc khoai mới ngọt.

4. Món ngon từ khoai lang

Khoai lang không chỉ có tác dụng chữa bệnh, là loại thực phẩm này bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Khoai lang không chỉ dùng để luộc không mà còn có thể làm được nhiều món ăn khác cực ngon và hấp dẫn như:

  • Khoai lang kén: là một trong những món ăn từ khoai lang mà bạn không thể bỏ qua, món ăn được biến tấu một cách hoàn hảo với những miến khoai vàng ruộm, hình thuôn dài như một cái kén khổng lồ. Loại bánh này bên ngoài có lớp vỏ giòn nhưng bên trong lớp khoai lại mềm dẻo, béo và ngọt.
  • Kem khoai lang tím: loại kem có màu sắc tuyệt đẹp với hương vị mới lạ thích hợp cho cả gia đình thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng.
  • Bánh khoai lang nướng: loại bánh mang hương vị thơm ngon cùng với vị ngọt nhẹ khiến nhiều người ăn món này trong thời tiết lạnh cảm thấy dễ chịu.

Nhìn chung khoai lang là loại thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều các công dụng tuyệt vời. Hi vọng sau khi biết được những tác dụng của khoai lang, bạn sẽ có thể tự cân bằng chế độ khi thêm loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày.