Tiêu điểm: Nhân Humanity

6 tác dụng của ớt mà không ai ngờ tới

( VOH ) - Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng ớt không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của ớt có thể chữa được nhiều bệnh lý.

Ớt là một loại quả thuộc họ Cà, là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt nói riêng và cả thế giới nói chung.

1. Ớt có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng của ớt có thể bạn chưa biết:

1.1 Chống bệnh tiểu đường

6-tac-dung-cua-ot-ma-khong-ai-ngo-toi-voh-1

Ớt giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Úc vào năm 2011 cho thấy: thường xuyên ăn ớt có thể giúp kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người bệnh tiểu đường.

Theo đó, những người có chế độ ăn có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn.

1.2 Giảm đau nhức

Ớt là gia vị có chứa nhiều capsaicin - thành phần giúp ớt có vị cay nóng. Nhờ nó mà ớt có thể giúp giảm được các cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Các nhà khoa học ở London cho biết, những người viêm khớp mà thường xuyên ăn ớt sẽ giảm được đáng kể các cơn đau hành hạ.

1.3 Chống cảm cúm

Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể sinh nhiệt lượng. Chỉ cần ăn một ít ớt cũng sẽ giúp làm nóng cơ thể, đổ mồ hôi. Điều này sẽ làm sạch cơ thể và chống lại cảm cúm. Ngoài ra, ớt còn giúp bạn giảm tức ngực và chống lại các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.

1.4 Giảm mỡ máu

Ớt không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

1.5 Giảm béo

Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu của ớt là capsaicin (C9H1402) có vị cay, tính nóng, tán hàn. Vị cay nên ớt có khả năng sinh nhiệt tốt, đốt cháy calo, đốt cháy chất béo, tăng tỷ lệ trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy sự truyền tải hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể, dịch này có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Vị cay làm cho cơ thể phản ứng, tăng tiết adrenallin và tăng cường hoạt động của cơ tim, kéo theo quá trình đốt cháy năng lượng, đốt cháy các mô mỡ, làm giảm LDL cholesterol ở những người béo phì.

1.6 Làm chậm quá trình lão hóa

Trong thành phần của ớt có giàu chất chống oxy hóa (antioxydants) như vitamin A, vitamin C... cần thiết cho sự tổng hợp collagen, làm cho tiến trình lão hóa chậm lại.

Nhìn chung, ớt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần phải kiêng ăn ớt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.

2. Tác hại của ớt khi ăn nhiều ?

2.1 Dễ nổi mụn

Ăn những thức ăn cay sẽ làm cho da bị khô ráp, chất cay sẽ kích thích lên da, làm da nóng lên và dễ bị nổi mụn. Những người da bị khô thì cần hạn chế ăn cay, mặn và nóng.

2.2 Nóng trong người

Ăn quá nhiều ớt sẽ dễ gây bỏng ở đầu lưỡi, vùng miệng, lỡ miệng, nóng rát ở vùng dạ dày và khi đi vệ sinh sẽ bị nóng rát ở vùng hậu môn. Ngoài ra ăn trúng các loại ớt hay bột ớt bị mốc thì dễ mắc chứng ngộ độc, ung thư vì trong các thực phẩm bị mốc có chất alfatoxin.

2.3 Đau dạ dày

Ăn ớt nhiều quá mức sẽ gây hại cho dạ dày, dễ bị các vấn đề về tiêu hóa như nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày, viêm dạ dày và trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây nóng bỏng rát vùng xương ức.

Ngoài ra những người ớt bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng mà ăn ớt sẽ làm cho bệnh thêm nghiêm trọng.

2.4 Mất ngủ

Vì ăn cay quá nhiều sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên và gây tình trạng mất ngủ. Vì thế không nên ăn ớt vào buổi tối, trước khi ngủ.

2.5 Mất cảm giác ngon miệng

Việc ăn quá nhiều ớt sẽ làm cho các gai vị giác trên lưỡi tiếp nhận quá nhiều và làm mất đi khả năng phân biệt mùi vị. Do vậy chỉ nên ăn ớt 2 - 3 lần trong tuần là được, không nên ăn quá nhiều, ăn vào buổi tối, khi bản thân không thể tiếp tục ăn nữa thì đừng cố gượng ép ăn ớt vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3. Ai không nên ăn ớt?

Những đối tượng sau đây nên kiêng hoặc hạn chế ăn ớt:

3.1 Người bị viêm loét dạ dày

6-tac-dung-cua-ot-ma-khong-ai-ngo-toi-voh-2

Bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn ớt (Nguồn: Internet)

Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

3.2 Những người bị bệnh trĩ

Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

3.3 Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Theo khoa học thì ăn nhiều ớt khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.

3.4 Người bị đau mắt đỏ

Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa khiến bệnh thêm nặng.

3.5 Người bị cường giáp

Nhịp tim của những người mắc bệnh cường giáp sẽ nhanh hơn so với người bình thường, vì thế nếu ăn cay thì sẽ làm cho tim đập nhanh, nhịp tim tăng lên và sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4. Cách giảm cay khi ăn ớt

Để giảm độ cay của ớt khi ăn hoặc dính vào da bị bỏng ớt thì cần làm những việc sau:

  • Ăn ớt bị cay thì nên uống sữa, sữa nóng và ngọt càng tốt hoặc có thể thay thế bằng kem, sữa chua. Vì trong sữa có chất casein, chất ngọt có thể làm dịu vị cay.
  • Nếu bị ớt dính vào da ở làm bỏng thì dùng đường thoa lên vùng da bị bỏng. Ngoài ra có thể ngậm đường trong miệng để giảm vị cay.
  • Nếu không có sữa hoặc đường thì có thể uống 1 ít nước nóng để giảm bớt vị cay.

5. Giá trị dinh dưỡng của ớt

Thành phần dinh dưỡng trong 15g ớt bao gồm các chất sau:

  • Calo: 6
  • Nước: 88%
  • Protein ( chất đạm ): 0,3g
  • Carbohydrate: 1,3g
  • Đường: 0,8g
  • Chất xơ: 0,2g
  • Chất béo: 0,1g

Lưu ý: Tuy ớt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra một số tác hại như làm chứng ợ nóng thêm trầm trọng, làm giảm vị giác, làm da dễ bị kích ứng,…Vì thế, bạn nên biết cân bằng lượng gia vị này trong khẩu phần ăn của mình để phát huy tác dụng của ớt và tránh gây hại cho sức khỏe.

Bình luận