Tiêu điểm: Nhân Humanity

7 tác hại của uống bia quá nhiều khiến bạn ‘giật mình’

(VOH) – Vào dịp hội ngộ hay ở các bữa tiệc liên hoan, chuẩn bị đồ uống có cồn như bia đã trở thành thông lệ. Thế nhưng nếu không ‘giữ mình’ bạn có thể sẽ mắc phải các tác hại của uống bia quá nhiều.

Không thể phủ nhận rằng, sử dụng bia với một lượng vừa đủ sẽ giúp “kích thích” cảm giác ăn ngon miệng và làm trọn vẹn thêm không khí vui vẻ của buổi gặp mặt. Dù vậy song hành với đó bạn vẫn cần uống bia có “chừng mực” để chủ động phòng tránh rủi ro đối mặt với những tác dụng phụ nguy hại.

1. Một số tác hại của uống bia quá nhiều cần phòng tránh

Theo các khuyến cáo sức khỏe, tốt nhất với người trưởng thành trên 18 tuổi chỉ nên uống tối đa 4 ly bia trong một ngày (khoảng 400ml/ly), trong tuần chỉ uống 2 – 3 bữa. Dùng bia ở mức an toàn này chính là cách để bảo vệ bạn khỏi các tác hại nghiêm trọng dưới đây:

1.1 Mất nước

Vào những ngày thời tiết oi nóng, nhiều người thường lựa chọn uống bia để “đánh bay” cơn khát thay vì sử dụng nước lọc hay các loại nước ép trái cây. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy khát hơn.

7-tac-hai-cua-uong-bia-qua-nhieu-khien-ban-giat-minh-voh-0
Uống quá nhiều bia không phải là cách giải khát khoa học vào mùa hè (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, chất cồn ethanol trong bia có đặc tính như một chất lợi tiểu, nên khi uống quá nhiều bia thì tần suất đi tiểu của bạn sẽ tăng lên, làm thận phải bài tiết nhiều hơn và gây mất nước. (1)

1.2 Mắc bệnh liên quan đến dạ dày

Thói quen tiêu thụ lượng lớn bia trong thời gian ngắn được đánh giá là một trong những tác nhân lớn dẫn tới các bệnh lý liên quan đến dạ dày như nôn ói, ợ chua ợ đắngviêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày,… Theo đó, chất cồn từ bia có thể kích thích sản sinh axit trong dạ dày vượt quá mức an toàn, làm tổn thương các biểu mô ở niêm mạc dạ dày. (2)

Xem thêm: Bác sĩ chỉ cách ‘xóa sổ’ bệnh trào ngược dạ dày chuẩn nhất, bệnh ‘một đi không trở lại’

1.3 Gây tổn thương gan

Nhiều nghiên cứu y khoa nhận thấy rằng, chỉ khoảng 10% lượng cồn trong bia được bài tiết qua mồ hôi, 90% còn lại sẽ đi qua “bộ lọc” của gan, kích hoạt tế bào kupffer tạo các nhóm chất gây viêm như Interleukin, làm tăng tỉ lệ mắc viêm gan mạn(3)

1.4 Rối loạn chức năng não bộ

Thường xuyên uống quá nhiều bia và rơi vào trạng thái say xỉn sẽ để lại nhiều tác động xấu tới việc duy trì chức năng của não bộ. Lúc này các bào tế bào não (đặc biệt là các noron thần kinh ở tiểu não) ngày càng teo nhỏ lại, gây suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu, đồng thời ảnh hưởng khả năng điều khiến các vận động và giữ thăng bằng. (4)

Xem thêm: Đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài nguy hiểm như thế nào?

1.5 Suy giảm hormone sinh dục

Tiếp nạp lượng chất cồn quá lớn từ bia khiến cơ thể khó hấp thu hiệu quả các nhóm vitamin B1 hay vitamin A11 cần thiết cho quá trình điều tiết hormone sinh dục, nhất là hormone testosterone. Nếu không kịp thời khắc phục tình trạng suy giảm hormone này, nguy cơ cao sẽ mắc phải các bệnh lý như rối loạn cương dương, viêm tuyến tiền liệt hay viêm tinh hoàn,... (5)

7-tac-hai-cua-uong-bia-qua-nhieu-khien-ban-giat-minh-voh-1
Sử dụng quá nhiều bia có thể làm suy giảm nồng độ hormone testosterone ở nam giới (Nguồn: Internet)

1.6 Huyết áp tăng cao

Nồng độ chất cortisol trong máu tăng cao khi bạn liên tục uống bia quá liều lượng cho phép. Chỉ số của nhóm chất này không ở mức bình thường có thể làm co thắt mạch máu, tăng áp lực lên thành mạch và gây ra hiện tượng tăng huyết áp. (6)

Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết

1.7 Tăng cân mất kiểm soát

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng, bia thuộc nhóm thức uống chứa lượng calo tương đối lớn, một lon bia tiêu chuẩn có thể đem đến khoảng 150kcal. (7)

Song điều đáng chú ý ở đây chúng là dạng năng lượng rỗng, vì vậy sau khi uống nhiều bia, dù lượng calo ở mức dư thừa nhưng cơ thể lại thiếu hụt nhiều dưỡng chất và cần tiếp nạp thêm thực phẩm khác, khiến cân nặng tăng mất kiểm soát.

2. Những lưu ý an toàn cần biết khi sử dụng bia

Cùng với việc điều chỉnh lượng bia sử dụng hàng ngày, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe:  

2.1 Không uống bia khi bụng đói

Tuyệt đối không nên uống bia khi dạ dày “rỗng” bởi điều này sẽ khiến tốc độ hấp thu chất cồn tăng lên, gây “áp lực” lên hoạt động bài tiết của lá gan. Do đó hãy ăn thêm lát bánh mì đen, trứng luộc hoặc ngũ cốc, vừa giúp giảm lượng bia uống vào, vừa không gây ra tác động xấu tới sức khỏe.

2.2 Không uống bia cùng đồ uống có ga

Sử dụng bia cùng các thức uống có ga hoàn toàn không được khuyến khích, bởi khi vào cơ thể, hoạt chất CO2 sẽ khuấy tan lượng cồn vào máu nhanh hơn, làm bạn chóng say và gây rối loạn nhịp tim.   

2.3 Uống thêm nước

7-tac-hai-cua-uong-bia-qua-nhieu-khien-ban-giat-minh-voh-2
Sau khi uống bia nhớ bù đắp lượng nước bị hao hụt (Nguồn: Internet)

Như đã chia sẻ, cơ thể thường bị mất nước khi uống bia quá nhiều, nhằm “bù đắp” lượng nước hao hụt, bạn hãy nhớ uống bổ sung thêm nước lọc hoặc nước muối loãng. Ngoài ra, nước cũng sẽ giúp giảm mức độ say và mệt mỏi hiệu quả.

Xem thêm: Bỏ túi 5 cách giải rượu bia này đảm bảo bạn không còn say xỉn triền miên nữa

2.4 Tuyệt đối không tắm sau khi say bia

Trong trường hợp say bia, hãy chú ý không tắm rửa dù là bằng nước nóng hay nước lạnh, để tránh trường hợp mạch máu co rút, làm vỡ mạch máu, tăng nguy cơ tử vong.

Sử dụng thêm bia để không bỏ lỡ niềm vui trong buổi tiệc nhưng đừng lạm dụng “quá chén” dẫn tới nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe, thậm chí còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ và cuộc sống của người xung quanh. Hãy biết "vui có chừng, dừng đúng lúc" nhé.

Bình luận