Đăng nhập

Trà dâu tằm bổ máu

00:00
00:00
00:00
VOH - Trà dâu tằm tốt cho gan thận, ngăn ngừa mất ngủ và rụng tóc.

Trà dâu tằm giúp cải thiện thị lực, bồi bổ gan thận. Phù hợp với những người thường xuyên sử dụng máy tính, khô mắt, tóc bạc, rụng tóc, hay thức khuya.

Trái dâu tằm có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu thực phẩm khác nhau để mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, khi uống nước dâu tằm cần lưu ý những gì? Ai không nên uống loại đồ uống này? Hãy cùng voh tìm hiểu về dâu tằm qua bài viết dưới đây.

tra-dau-tam-bo-mauXem toàn màn hình
Trà dâu tằm có tác dụng bổ khí huyết, đặc biệt thích hợp với phụ nữ, uống trà dâu tằm sẽ giúp họ da mặt mịn màng hồng hào hơn - Ảnh: TVBS

Công dụng của trái dâu tằm

Đặng Huệ Doanh, thầy thuốc đông y giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, dâu tằm là một loại trái thường được sử dụng để chăm sóc sức khỏe. Theo đông y, trái dâu tằm có vị ngọt, tính hàn, vào kinh tâm, can, thận. Nó có tác dụng bổ âm, bổ huyết, sáng mắt, đen tóc, tốt cho gan thận.

Ngoài tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng do can thận âm hư (như mất ngủ, mơ màng, chóng mặt) còn có tác dụng gì khác? Dưới đây, thầy thuốc đông y Đặng Huệ Doanh giới thiệu những lợi ích của trái dâu tằm và dặn dò chúng ta một số điều cần chú ý khi uống trà dâu tằm:

1. Cải thiện thị lực, tốt cho gan thận

Trái dâu tằm có thể bồi bổ gan thận, đặc biệt nó có liên quan mật thiết đến sức khỏe của mắt, ăn nhiều trái dâu tằm có thể giúp cải thiện thị lực. Trong đông y còn dùng trái dâu tằm để chữa các bệnh về mắt do can huyết hư hoặc thận âm hư, như khô mắt hoặc quáng gà. Dâu tằm có thể kết hợp với kỷ tử hoặc hà thủ ô để giúp điều trị các triệu chứng như thận hư, tóc bạc, mờ mắt.

2. Nuôi dưỡng tóc đen óng mượt

Trái dâu tằm có thể làm cho tóc đen mượt và óng ả. Ngoài ra, dâu tằm còn có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho da và da đầu, cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa rụng tóc do lưu thông máu kém ở da đầu.

3. Bổ huyết

Dâu tằm có tác dụng bổ máu rất tốt, đặc biệt thích hợp với những người suy nhược cơ thể, thiếu máu, phụ nữ sau sinh. Nó còn có tác dụng cải thiện các chứng bệnh do khí huyết không đầy đủ gây ra như mất ngủ, chóng mặt, tóc bạc, ù tai, mờ mắt, huyết hư, táo bón... Đồng thời còn có tác dụng thư giãn thần kinh, an thần, ổn định tinh thần.

Trà dâu tằm có công dụng gì?

Thầy thuốc đông y Đặng Huệ Doanh cho biết, trà dâu tằm có công dụng bổ máu, bồi bổ gan thận, giúp cải thiện tình trạng tóc bạc, rụng tóc, thận hư. Tuy nhiên, người ta chia dâu tằm thành hai loại: dâu tằm khô và dâu tằm tươi:

Dâu tằm khô

Có hai loại dâu tằm, loại đen và loại trắng. Dâu tằm đen (dâu chín) đi vào thận, còn trái dâu tằm trắng (dâu chưa chín) đi vào phổi. Trái dâu tằm đen thường được chọn làm thuốc, có tác dụng bổ âm, bổ huyết, bổ thận, ích tinh, an thần, ổn định tinh thần. Giúp cải thiện các vấn đề do thận yếu gây ra như chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tóc bạc…

Dâu tằm tươi

Nếu muốn ăn dâu tằm tươi thì dâu tằm tím và đen là tốt nhất cho sức khỏe của chúng ta. Những trái dâu tằm chưa chín không thể ăn được. Vì vậy, thầy thuốc Đặng Huệ Doanh hay khuyên chúng ta nên sử dụng dâu tằm đen khô để pha trà dâu tằm uống rất tốt cho sức khỏe.

Những ai phù hợp để uống trà dâu tằm?

Những người sử dụng máy tính và điện thoại di động trong thời gian dài sẽ gây khô mắt, mất ngủ, rụng tóc, tóc bạc, thận hư (da nhợt nhạt, chóng mặt, ù tai, ớn lạnh), thường xuyên thức khuya rất thích hợp uống trà dâu tằm. Khi uống trà dâu tằm, chúng ta nên lưu ý liều lượng khuyến cáo là 8 đến 10 trái dâu tằm dùng để pha trà cho mỗi lần uống.

Những ai không thích hợp uống trà dâu tằm?

Những người bị tiểu đường, tỳ vị yếu (như đi phân lỏng), thanh thiếu niên và trẻ em không nên ăn quá nhiều trà dâu tằm.

Có thể nói uống trà dâu tằm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nó giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hạ huyết áp, thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, trà dâu tằm còn có tác dụng hạ đường huyết và lipid máu, rất có ích cho việc quản lý sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường và tăng lipid máu.

Bình luận