Tiêu điểm: Nhân Humanity

Uống nước lẩu và ăn thịt đỏ có gây ra bệnh gút không?

VOH - Trong thời tiết mát mẻ hoặc se se lạnh của mùa thu đông, “món lẩu” là một trong những lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn của nhiều người.

Nước lẩu sẽ càng đậm đà hơn sau khi mọi người nhúng nhiều loại hải sản, thịt cá và nhiều nguyên liệu ăn kèm vào nồi lẩu, nước lẩu sẽ đậm đà dần theo thời gian ăn lẩu, nếu mọi người uống quá nhiều nước lẩu, nguy cơ mắc bệnh gút (gout) cấp tính cũng theo đó sẽ tăng lên!

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mọi người đừng nghĩ rằng chỉ có ăn lẩu thường xuyên mới bị bệnh gút, mà cũng nên cẩn thận nếu mọi người thường xuyên ăn đồ chiên xào, đồ ăn vặt chứa nhiều đường và chứa đầy carbohydrate tinh chế.

Một khi bệnh gút bùng phát có thể gây đau dữ dội, thậm chí làm cho mọi người đi lại khó khăn hoặc đi không nổi.

Uống nước lẩu và ăn thịt đỏ có gây ra bệnh gút không? 1
Uống nhiều nước lẩu và ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp tính - Ảnh: TVBS

Khi bệnh gút bùng phát, các khớp sẽ sưng tấy và đau đớn

Chen Yuhong, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Yadong (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, bệnh gút là một dạng viêm khớp cấp tính, nguyên nhân chủ yếu là do dư thừa axit uric hoặc chuyển hóa axit uric bất thường, khiến tinh thể axit uric tích tụ trong khớp, gây viêm và có triệu chứng đau dữ dội, tấy đỏ, sưng tấy và sốt.

Theo các bác sĩ cho biết, triệu chứng của bệnh gút là sưng tấy, viêm và biến dạng các khớp, có thể xảy ra ở ngón chân, mắt cá chân, khớp gối và khớp bàn tay.

Tiền sử gia đình mắc bệnh gút, béo phì, uống rượu thường xuyên, tập thể dục gắng sức quá mức, sụt cân, ăn kiêng quá mức, bệnh thận, bệnh chuyển hóa, tiểu đường, cao huyết áp… đều là những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh gút. Mọi người cần chú ý hơn để giảm nguy cơ bị bệnh gút bùng phát.

Hướng dẫn thói quen ăn uống để tránh bệnh gút

Bác sĩ Chen Yuhong giải thích rằng, nếu muốn tránh các đợt bùng phát của bệnh gút thì thói quen ăn uống là rất quan trọng. Trong đó, không phải là không ăn lẩu sẽ không bị gút tấn công mà có 4 nguyên tắc sau mọi người cần chú ý để tránh bị gút:

Các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây

Bác sĩ Chen Yuhong cho biết, nguyên tắc quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh gút là “duy trì chế độ ăn uống cân bằng”. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ tự nhiên và giảm thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp giảm axit uric, giảm sự xuất hiện của bệnh gút và cung cấp cho mọi người nguồn dinh dưỡng phong phú.

Protein chất lượng cao

Nên tiêu thụ một lượng protein thực vật thích hợp (chẳng hạn như các sản phẩm từ đậu nành) để ngăn chặn sự tích tụ nhanh chóng của axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, mọi người cũng nên cố gắng tránh các loại protein động vật có hàm lượng protein cao như thịt đỏ, nội tạng, hải sản vì dễ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric và gây ra bệnh gút.

Dầu tốt cho sức khỏe

Một chế độ ăn nhiều chất béo có thể dễ dàng dẫn đến giảm quá trình chuyển hóa axit uric. Vì vậy, đồ chiên xào và đồ ăn vặt chứa nhiều đường và chứa đầy carbohydrate tinh chế tuy rất ngon nhưng cũng phải ăn có chừng mực, không nên ăn quá nhiều. Nên tiêu thụ chất béo và dầu lành mạnh.

Cung cấp đủ nước

Uống ít nhất 2 lít (2.000ml) nước mỗi ngày có thể ngăn ngừa sự tích tụ axit uric và giúp cơ thể chuyển hóa axit uric. Ngoài ra, nên hạn chế đồ uống có nhiều đường, rượu bia để tránh tạo ra lượng lớn axit uric khó đào thải.

Theo các bác sĩ cho biết, bệnh gút sẽ rất dễ tái phát. Nếu đã từng bị bệnh gút tấn công, mọi người nên kiểm soát lượng calo nạp vào và ăn ít thực phẩm giàu chất béo và có hàm lượng purin cao như nội tạng, hải sản, vịt, gà, ngan, ngỗng, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá trích, rượu….

Ngoài ra, mọi người nên tập thể dục vừa phải, tránh tập cường độ cao, đặc biệt là trong và ngay sau khi bệnh gút bùng phát.

Mọi người cũng cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (nước lọc, nước ép trái cây); Tránh những loại nước uống chứa nhiều đường.

Bình luận