Tiêu điểm: Nhân Humanity

'Lưỡi' AI có thể 'nếm' được sự khác biệt giữa Coke và Pepsi

MỸ - Lưỡi AI không chỉ phân biệt được Coke và Pepsi, mà có thể xác định xem thực phẩm có tươi hay chứa chất gây ô nhiễm có hại, chẳng hạn như PFAS "hóa chất vĩnh viễn" hay không.

Các nhà khoa học đã tạo ra một "lưỡi" điện tử mà họ cho biết sử dụng AI để phân biệt giữa các loại nước ngọt Coke và Pepsi - có khả năng phát hiện thành phần hóa học và sự khác biệt giữa các chất lỏng vượt xa khả năng của con người.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania cho rằng, các cảm biến độc đáo của thiết bị có thể được sử dụng để xác định thực phẩm còn tươi hay chứa chất gây ô nhiễm có hại, chẳng hạn như PFAS hay "hóa chất vĩnh viễn" hay không.

hoa-chat-vinh-vien-221024
"Lưỡi" nhân tạo có thể phân biệt được nhiều loại đồ uống chứ không chỉ riêng nước ngọt - Ảnh: stock.adobe.com

“Lưỡi” được phát triển bằng cách sử dụng graphene, một lớp nguyên tử carbon đơn theo hình tổ ong, được kết nối với mạng lưới nơ-ron AI.

Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng vỏ não vị giác của con người, nơi xử lý nhận thức về hương vị.

Các cảm biến của thiết bị có thể phát hiện nhiều thành phần chất lỏng khác nhau và có thể phân biệt giữa các loại Coke và Pepsi, chẳng hạn như loại ăn kiêng và loại thường, cũng như sữa pha loãng, hỗn hợp cà phê và nước ép trái cây.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, độ chính xác tổng thể trong các phát hiện của lưỡi là 80%; riêng với nước ép trái cây, nó có thể xác định loại trái cây với độ chính xác là 98% và thậm chí xác định chính xác độ tuổi của trái cây là 99%.

Những phát hiện cho thấy, việc tạo ra chúng có thể xác định độ tươi của sản phẩm và xác nhận xem thực phẩm có chứa chất gây ô nhiễm nguy hiểm hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, công nghệ mới này có thể “đóng vai trò là nền tảng tiết kiệm chi phí cho nhiều ứng dụng cảm biến hóa học trong chuỗi cung ứng thực phẩm và hơn thế nữa”.

Bình luận