Thực tế, việc sinh viên tranh thủ đi làm bán thời gian có rất nhiều lợi ích và điều đó đôi quy không thể quy ra tiền.
1. Kiếm tiền
Đây là lý do đầu tiên khiến nhiều sinh viên quyết định sắp xếp thời gian để tranh thủ làm thêm. Nếu cảm thấy mệt mỏi với tình hình tài chính và không muốn bố mẹ phải chắt chiu, gửi cho mình quá nhiều tiền mỗi tháng, làm việc bán thời gian trong khi đi học là một giải pháp tốt đối với sinh viên.
Công việc bán thời gian được trả lương thấp hơn công việc toàn thời gian. Tuy nhiên, nó giúp sinh viên có thêm chi phí trang trải cho việc học và sinh hoạt vốn đắt đỏ tại các thành phố lớn.
2. Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Sinh viên đi làm thêm không chỉ kiếm được tiền mà còn có được kinh nghiệm chuyên môn.
Thực tế, sau khi tốt nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc của sinh viên chỉ bằng bằng cấp và điểm số. Họ mong đợi sinh viên mới ra trường cũng có kinh nghiệm làm việc.
Làm việc bán thời gian khi học đại học mang lại cho sinh viên có những trải nghiệm liên quan, và có khởi đầu thuận lợi khi bắt đầu làm việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp.
3. Thử lựa chọn nghề nghiệp yêu thích
Tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực mà sinh viên quan tâm là một trong những lợi ích của việc làm việc bán thời gian trong khi học.
Điều đó sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về lĩnh vực công việc, những ưu và nhược điểm khi làm việc trong lĩnh vực này cũng như giúp các bạn quyết định xem bạn có thực sự muốn làm việc trong lĩnh vực này hay không. Đi làm thêm có thể coi ‘như một bản chạy thử’ của công việc sau này.
4. Thực hành những gì đã học
Nếu sinh viên bắt đầu làm việc trong một ngành liên quan đến chuyên ngành của mình, sinh viên có thể áp dụng những khái niệm đang học ở trường đại học vào thực tế.
Ví dụ: nếu sinh viên học ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm blogger bán thời gian hoặc gia sư tiếng Anh; sinh viên ngành Truyền thông làm thêm công việc viết bài PR, MC sự kiện; những sinh viên học ngành… Điều này giúp các bạn ứng dụng những gì bạn đã học trong lớp vào công việc và tình huống thực tế.
5. Phát triển kỹ năng
Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng của mình thông qua bất kỳ công việc bán thời gian nào.
Ngay cả khi sinh viên đang làm việc ở một vị trí không liên quan đến ngành học của mình, họ sẽ phát triển các kỹ năng mềm có thể áp dụng trong mọi bối cảnh, như giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy phân tích, lãnh đạo, khả năng thích ứng...
Ngược lại, nếu làm việc trong ngành liên quan đến lĩnh vực học tập của mình, sinh viên cũng có được những kỹ năng “cứng” phục vụ cho sự nghiệp sau này của mình…
Tóm lại, kiếm tiền và học tập cùng lúc cho phép các sinh viên sống cả cuộc sống sinh viên và một người đã đi làm. Điều này có thể khó khăn vì nó gây căng thẳng, tuy nhiên, bằng cách sắp xếp thời gian một cách cẩn thận và tập trung đầu tư thời gian và tiền bạc cho tương lai, sinh viên có thể biến áp lực thành động lực và đạt được kết quả tuyệt vời.