Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ngủ 8 tiếng mỗi ngày có thật sự đủ chưa? Làm cách nào để ngủ đủ giấc?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mọi người vẫn thường khuyên phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày không? Và nếu ngủ 8 tiếng mỗi ngày thì có phải là ngủ đủ không?

Để có câu trả lời cụ thể, chúng tôi mời bạn lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng trong chuyên mục Sức khỏe là số 1, phát sóng trên VOH Radio – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM.

Ngủ 8 tiếng, liệu có được xem là ngủ đủ giấc?

Theo bác sĩ Hoàng, ở mỗi lứa tuổi sẽ có giờ ngủ tương ứng. Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà họ sẽ có thời gian ngủ khác nhau.

Do đó, để xác định mình có ngủ đủ giấc hay không chúng ta không thể dựa vào thời gian là 8 tiếng. Nếu sau một giấc ngủ, bạn tỉnh dậy và cảm thấy trong người thoải mái, khỏe mạnh, bước ra khỏi giường ngay mà không cần ngủ nướng thì đó mới có thể nói bạn đã ngủ đủ giấc.

ngu-8-tieng-moi-ngay-co-that-su-du-chua-lam-the-nao-de-ngu-du-giac-voh-1

Nếu thức dậy mà bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nướng thì bạn chưa ngủ đủ giấc (Nguồn: Internet)

Ngược lại, nếu sau một giấc ngủ dài (có thể hơn 8 tiếng) mà bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, muốn ngủ tiếp (ngủ nướng) thì có lẽ bạn đang bị thiếu ngủ.

Do đó, tùy vào cơ địa của mỗi người, ngủ ít hay ngủ nhiều họ sẽ nhận biết mình có ngủ đủ giấc hay không dựa vào thể trạng sức khỏe sau khi thức dậy.

Vậy nếu không ngủ đủ giấc sẽ gây ra những tác hại gì?

Thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Cụ thể, ngủ không đủ giấc sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như:

  • Kiệt sức
  • Trầm cảm
  • Thay đổi chức năng hormone
  • Bệnh tim mạch
  • Thị giác suy giảm
  • Mắc bệnh tiểu đường

Chính vì thế, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ để không bị thiếu ngủ mỗi ngày.

Làm gì khi ngủ không đủ giấc?

Để có thể ngủ đủ giấc bạn cần:

ngu-8-tieng-moi-ngay-co-that-su-du-chua-lam-the-nao-de-ngu-du-giac-voh-2

Để có giấc ngủ ngon cần phải làm gì? (Nguồn: Internet)

  • Phân biệt rõ việc ngủ ngày và ngủ đêm. Bạn nên thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Nếu phá vỡ quy trình này, bạn có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ.
  • Thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy mỗi ngày phải nhất quán.
  • Không uống chất kích thích như chè, cà phê,…thức uống có cồn như bia, rượu trước khi đi ngủ.
  • Không ăn quá nhiều vào ban đêm.
  • Đi bộ ngắn trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Cố gắng không sử dụng các tiện ích điện tử trước khi ngủ.

Giấc ngủ như thế nào sẽ có lợi cho sức khỏe?
Theo bác sĩ Hoàng, nếu chúng ta ngủ ngon trong 4 giờ đầu tiên của giấc ngủ thì chúng ta sẽ có một giấc ngủ có lợi cho sức khỏe.
Đồng thời, giấc ngủ ngon cũng phải kèm theo giấc mơ. Giấc mơ có thể là liều thuốc tinh thần của bạn. Dù bạn muốn hay không thì giấc mơ vẫn diễn ra hàng đêm trong giấc ngủ của bạn.
Theo nghiên cứu, ngủ mơ giúp bộ não hàn gắn trí nhớ, giúp năng lượng cơ thể được phục hồi. Nếu có một giấc mơ “đẹp”, tinh thần bạn sẽ càng phấn chấn và thư giãn hơn.
Tuy nhiên, nếu trong giấc ngủ bạn gặp phải “ác mộng”, vung tay, vung chân, mộng du, nói mớ,..thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý. Do đó, bạn phải cẩn thận khi gặp phải trường hợp này.

Để lắng nghe chi tiết những thông tin về chủ đề ngủ đủ giấc qua lời chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng, bạn có thể nhấp vào audio bên dưới.

Chữa bệnh mất ngủ bằng cách thở: Th.s bác sĩ chuyên khoa 1 Đoàn Nhật Trung chia sẻ phương pháp thở chữa bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ.
Ngủ nhiều quá có nguy cơ chết sớm: Ngủ giúp cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi nhưng nếu người lớn ngủ quá nhiều - hơn 10 giờ mỗi ngày - thì dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, trong đó có... chết sớm.
Bình luận