Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

5 loại thực phẩm giúp ổn định đường huyết

VOH - Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính phổ biến ở trên thế giới.

Trong đó, tăng đường huyết là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường và theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến nhiều hệ thống cơ quan của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.

Làm thế nào để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao?

Để ngăn ngừa tăng đường huyết, mọi người nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều glucose và sucrose. Nhai kỹ trong bữa ăn, tránh để lượng đường trong máu tăng nhanh trong thời gian quá ngắn, không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc, khi cảm thấy no bảy tám phần là đủ.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, thiếu ngủ hoặc căng thẳng quá mức sẽ kích thích tiết nhiều hormone, khiến con người có ảo giác muốn ăn. Và giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, mọi người cần tăng cường thể lực và kiểm soát lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục.

Ổn định đường huyết nhờ thực phẩm 1
Mọi người có thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày - Ảnh: TVBS

Các loại thực phẩm có thể giúp ổn định đường huyết

Các bác sĩ và chuyên gia về dinh dưỡng chia sẻ trên trang mạng TVBS, nếu muốn ổn định đường huyết, mọi người có thể tham khảo 5 loại thực phẩm dưới đây:

Quế

Quế chứa chất chống oxy hóa polyphenol, có thể ngăn chặn sự hấp thụ đường, giảm lượng đường trong máu tăng đột biến và kích thích cơ thể sản xuất insulin để giảm lượng đường trong máu.

Quế còn là thực phẩm giàu chất xơ, cứ 100 gram quế chứa 53 gram chất xơ và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu lúc đói và sau ăn rất tốt. Lượng tiêu thụ được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: 1 gram (khoảng 1/3 muỗng cà phê) mỗi ngày.

Hành tây

Hành tây có chứa tolbutamide, một chất có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, nó còn chứa hợp chất chống tiểu đường có thể kích thích tổng hợp và giải phóng insulin, không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn ức chế cholesterol cao do chế độ ăn nhiều chất béo và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Lượng tiêu thụ khuyến cáo: ăn hành tây 2 đến 3 lần một tuần, mỗi lần 100 gram.

Tỏi

Tỏi rất giàu chất xơ, cứ 100 gram tỏi chứa 16,9 gam chất xơ, chất xơ có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu lúc đói.

Ngoài ra, tỏi còn chứa allicin, có tác dụng giúp cơ thể giải phóng insulin và có tác dụng trực tiếp hạ đường huyết.

Nhưng lưu ý rằng, các phụ phẩm của tỏi chẳng hạn như tỏi ngâm, bột tỏi hay dầu tỏi đều không chứa chất allicin này. Lượng tiêu thụ khuyến cáo: ăn 1 đến 2 tép tỏi mỗi ngày.

Đậu bắp

Đậu bắp rất giàu pectin và chất nhầy hòa tan trong nước, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nhu cầu insulin của cơ thể và ức chế cholesterol xấu.

Ngoài ra, cứ 100 gram đậu bắp chứa 3,5 gram chất xơ, chất xơ có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu lúc đói, lượng đường trong máu sau bữa ăn, huyết sắc tố glycated và chuyển hóa lipid.

Các carotenoid trong đậu bắp cũng có thể duy trì sự tiết và sử dụng insulin bình thường nên có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Lượng tiêu thụ khuyến cáo: ăn đậu bắp 2 đến 3 lần một tuần, mỗi lần 100 gram.

Trái bơ

Bơ rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan trong nước, có 6,8 gram chất xơ trong 100 gram bơ, hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm nhu cầu insulin của cơ thể, dẫn đến giảm nguy cơ tiểu đường.

Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, bơ có thể kéo dài cảm giác no của con người và lượng đường trong máu không bị ảnh hưởng mà làm tăng lên.

Nhưng do bơ cũng chứa rất nhiều chất béo, với 14,7 gram chất béo trên 100 gram, vì vậy hãy cẩn thận với lượng ăn vào của mọi người. Lượng tiêu thụ khuyến cáo là: nên ăn 2 đến 3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 70 gram.