Chờ...

Tin phát triển bền vững ngày 17/9: TP.HCM là địa phương đi đầu trong Chuyển đổi số

VOH - Áp dụng giải pháp canh tác nâng cao chất lượng lúa gạo gắn với giảm phát thải khí nhà kính ở Đồng bằng sông Cứu Long

Áp dụng giải pháp canh tác nâng cao chất lượng lúa gạo gắn với giảm phát thải khí nhà kính ở Đồng bằng sông Cứu Long

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tọa đàm nhằm thảo luận về các giải pháp canh tác để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm phát thải khí nhà kính tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo Viện Lúa ĐBSCL, nông nghiệp vùng ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, hoạt động phát triển thượng nguồn và các yếu tố kinh tế nội vùng. Sản xuất lúa gạo đang phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nhiệt độ cao, và phát thải khí nhà kính. Những vấn đề này dẫn đến giảm nguồn nước tưới, mặn xâm nhập sâu, sâu bệnh hại, và sự suy giảm độ màu mỡ của đất, từ đó làm giảm năng suất và sản lượng lúa, gia tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của người trồng lúa.

Tại tọa đàm, các nhà khoa học từ Viện Lúa ĐBSCL đã trình bày các kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa. Một số giải pháp đáng chú ý bao gồm: phát triển gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho các tiểu vùng sinh thái ĐBSCL, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), tuyển chọn giống lúa thơm và chất lượng cao mang nhãn hiệu “Gạo Cần Thơ”, và ứng dụng thiết bị bay không người lái trong canh tác lúa bền vững. Các nghiên cứu cũng tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật quản lý nước, quản lý rơm rạ nhằm giảm phát thải trong canh tác lúa.

Các chương trình và dự án này đóng góp quan trọng vào việc thực hiện đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc – ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.” Để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo, các diễn giả nhấn mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải thiện chất lượng giống lúa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch và sau thu hoạch. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn, và tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị cũng là những yếu tố cần thiết.

Đề án này cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong chuỗi giá trị. Đặc biệt, cần tuyên truyền để nông dân tuân thủ các quy trình canh tác giảm phát thải khí nhà kính và tạo sự đồng thuận để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo để phù hợp với thực tế từng địa phương, khắc phục các điểm yếu và xây dựng chuỗi liên kết hài hòa và trách nhiệm hơn.

Anh-chup-man-hinh-978

TP.HCM là địa phương đi đầu trong Chuyển đổi số

Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành địa phương tiên phong tại Việt Nam trong việc phê duyệt và triển khai Chương trình Chuyển đổi số. Thành phố liên tục duy trì vị trí hàng đầu trong chỉ số Chuyển đổi số, đạt thứ hạng cao và nhận giải thưởng ASOCIO 2023 cho chính quyền số xuất sắc. TP.HCM đã xây dựng thành công Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, kết nối với các cổng dịch vụ quốc gia, đồng thời đẩy mạnh cải thiện hạ tầng mạng và an toàn thông tin. Các nền tảng số mới như App Công dân Thành phố và các giải pháp số hóa tài liệu đang được triển khai để nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ hướng tới phát triển bền vững

Tiếp nối thành công của Ngày Hội Công Nghệ Advantech 2024 tại Hà Nội, Advantech Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ hướng tới phát triển bền vững” tại TP.HCM vào ngày 12/9. Sự kiện thu hút sự quan tâm của giới công nghệ và các đối tác lớn trong và ngoài nước, với mục tiêu cập nhật xu hướng công nghệ mới và hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Sự kiện bao gồm hội thảo và triển lãm công nghệ, nơi Advantech giới thiệu các giải pháp AIoT và công nghệ tiên tiến như kiosk tự đặt hàng, hệ thống POS, và nhãn kệ điện tử (ESL). Các giải pháp này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh.

Ông Đỗ Đức Hậu, Tổng Giám đốc Advantech Việt Nam, nhấn mạnh sự thành công của sự kiện là minh chứng cho sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với phát triển bền vững. Advantech cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Nhà để xe năng lượng mặt trời có sạc xe điện, chung cư nào cũng cần

Công ty Thụy Điển Innoventum vừa giới thiệu một mẫu nhà để xe tiên tiến tích hợp năng lượng mặt trời, với hệ thống sạc xe điện, pin lưu trữ, đèn chiếu sáng và thiết bị biến tần. Được chế tạo từ gỗ thông và trang bị mái che bằng tấm pin điện mặt trời, sản phẩm này không chỉ dễ lắp đặt mà còn thân thiện với môi trường.

Nhà để xe được trang bị giải pháp lưới điện siêu nhỏ (DC) của DC Systems B.V, cho phép hoạt động ngoài lưới điện hoặc kết nối với lưới điện. Thiết bị bao gồm các tấm pin mặt trời, bộ sạc xe điện, và đèn LED tích hợp hoạt động ở chế độ DC, với khả năng chuyển đổi DC-AC tại điểm kết nối.

Sản phẩm còn tích hợp lớp phủ mặt đất siêu phản xạ màu trắng, khả năng chịu tải tuyết và chống thấm nước. Hệ thống lưu trữ năng lượng được cung cấp bởi Studer Innotec (Thụy Sĩ) và thiết bị sạc xe điện từ CTEK Sweden. Innoventum cũng cung cấp các giải pháp tiêu chuẩn cho nhà để xe cỡ nhỏ và vừa, cùng các sản phẩm cho bất động sản thương mại như chung cư và trung tâm thương mại.

solar-carport-x-se-24-cars-2054