Theo Reuters, vụ sáp nhập nếu thành công dự kiến sẽ tạo ra một thỏa thuận trị giá 60 tỷ USD giúp cả hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cạnh tranh với các thương hiệu Trung Quốc, đồng thời trở thành tập đoàn lớn thứ tư thế giới về doanh số bán xe sau Toyota, Volkswagen và Hyundai.
Nissan, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 của Nhật Bản, đã rút khỏi các cuộc đàm phán với đối thủ lớn hơn là Honda sau khi các cuộc đàm phán trở nên phức tạp do những bất đồng ngày càng gia tăng, bao gồm cả việc Honda đề xuất để Nissan trở thành công ty con, các nguồn tin trước đó cho biết.

Các nhà sản xuất ô tô và đối tác Mitsubishi đã thông báo rằng, họ sẽ xem xét việc sáp nhập vào cuối năm 2024. Các nguồn tin sau đó cho biết Mitsubishi khó có thể tham gia.
"Trong tương lai, 3 công ty sẽ hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược hướng tới kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và xe điện", 3 công ty cho biết trong một tuyên bố.
Nissan và Honda đã chứng kiến ngành công nghiệp ô tô và thị trường quan trọng của Trung Quốc bị đảo lộn bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD và cả hai đều đang phải đối mặt với viễn cảnh bị áp thuế tại Mỹ, một thị trường lớn khác.
Trước khi công bố các cuộc thảo luận về việc sáp nhập vào tháng 12 năm ngoài, Nissan và Honda đã có các cuộc đàm phán riêng về hợp tác công nghệ.
Nissan hiện đang mở cửa hợp tác với các đối tác mới, và Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) được coi là một ứng cử viên, các nguồn tin cho biết vào tuần trước.
Chủ tịch Foxconn Young Liu cho biết, họ sẽ cân nhắc việc mua cổ phần tại Nissan nhưng mục đích chính là hợp tác.
Cổ phiếu Nissan tăng vọt hơn 60% và cổ phiếu Honda tăng khoảng 26% vào cuối tháng 12 sau khi các cuộc đàm phán sáp nhập được đưa tin lần đầu vào ngày 17/12. Kể từ đó, mức tăng này đã được thu hẹp xuống còn 21% đối với Nissan và 11% đối với Honda.