Saudi Arabia, UAE ủng hộ OPEC cắt giảm sản lượng, Mỹ thì không

(VOH) – Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất hôm 31/10 lên tiếng bảo vệ quyết định cắt giảm của OPEC, trong khi Mỹ cảnh báo về một sự “không chắc chắn” cho kinh tế toàn cầu.

Các bình luận này tại Hội nghị & Triển lãm Dầu khí Quốc tế Abu Dhabi cho thấy sự chia rẽ giữa Mỹ và các nước Ả Rập vùng Vịnh, là nhóm nước mà Mỹ có hậu thuẫn quân sự.

Thông tin về sự đồng tình này được Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, hoàng tử Abdulaziz bin Salman tiết lộ trong một phát biểu báo cáo ngắn của hội nghị, nói thêm rằng hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra ở cả Ai Cập và UAE.

Saudi Arabia, UAE ủng hộ OPEC cắt giảm sản lượng, Mỹ thì không 1
Ảnh minh họa

Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei lặp lại ý kiến đó. Trong khi nói rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh “chỉ cần một cuộc điện thoại nếu có các yêu cầu” để tăng sản lượng, nhưng ông không đưa ra gợi ý rằng một đợt tăng như vậy sẽ sớm xảy ra.

Bộ trưởng al-Mazrouei nói “Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng chúng tôi, ở UAE và cả các nước trong nhóm OPEC hay OPEC+ đều quan tâm việc cung ứng cho toàn cầu theo nhu cầu. Nhưng chúng tôi không phải là những nhà sản xuất duy nhất.”

Vào đầu tháng 10, OPEC và một liên minh của các nước khác do Nga dẫn đầu đã đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày, bắt đầu từ tháng 11.

Nhóm OPEC, dẫn đầu bởi Saudi Arabia, nhấn mạnh rằng quyết định cắt giảm xuất phát từ các mối lo ngại về kinh tế toàn cầu. Giới chuyên gia của Mỹ và châu Âu đã cảnh báo về cuộc suy thoái đang tàn phá phương Tây, do lạm phát và các đợt tăng lãi suất sau đó, cũng như nguồn cung cấp thực phẩm và dầu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến của Nga với Ukraine.

Các chính trị gia Mỹ đã phản ứng giận dữ với một quyết định có khả năng giữ giá xăng tăng. Trung bình một gallon xăng thông thường ở Mỹ hiện có giá 3,76 USD - giảm so với mức kỷ lục 5 USD một gallon vào tháng 6 nhưng vẫn đủ cao để móc hầu bao của người tiêu dùng. Giá dầu thô Brent đạt 95 USD/thùng hôm thứ Hai.

Amos Hochstein, đặc phái viên Mỹ về các vấn đề năng lượng cho biết: “Tôi nghĩ rằng vào cuối ngày, chúng ta đang đối mặt với sự bất ổn kinh tế trên toàn cầu.”

Hồi tháng 7, trong chuyến đi đến Saudi Arabia và có cuộc gặp với Thái tử Mohammed bin Salman, đã có lời cảnh báo rằng “sẽ có một số hậu quả cho những gì họ đã làm”.

Saudi Arabia đã phản pháo, công khai tuyên bố chính quyền ông Biden tìm cách trì hoãn một tháng quyết định cắt giảm sản lượng - điều có thể giúp giảm nguy cơ giá khí đốt tăng vọt, trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào ngày 8/11.

Sự kì kèo giữa Riyadh và Washington cho thấy mâu thuẫn giữa hai bên vẫn còn căng kể từ sau vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018, mà Mỹ cho rằng được tiến hành theo lệnh của Thái tử Mohammed.

Bình luận