Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Bà bầu ăn củ năng được không?

(VOH) – Các chị em phụ nữ khá chuộng các món ăn từ củ năng, tuy nhiên, trong thời kì chăm sóc thai nhi, có thắc mắc ‘bà bầu ăn củ năng được không?’. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có nhiều khác biệt so với bình thường, cần lựa chọn món ăn không chỉ tốt cho mẹ mà còn đem lại lợi ích sức khỏe cho em bé trong bụng. Củ năng vốn có nhiều công dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý bởi cung cấp nhiều chất xơ, canxi, kali, vitamin A,B,C,E cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. 

1. Bà bầu ăn củ năng được không?

Trong giai đoạn dưỡng thai, người mẹ hoàn toàn có thể ăn củ năng để cải thiện bữa ăn hàng ngày cũng như để tiếp nạp thêm nhiều dưỡng chất. Dưới đây là một số tác dụng của củ năng đối với sức khỏe bà bầu. 

1.1 Ngăn ngừa sẩy thai 

Khi sức khỏe của thai nhi không tốt, nguy cơ cao sẽ dẫn tới tình trạng sảy thai. Trong những tháng đầu mang thai, mẹ có thể ăn thêm củ năng nhằm tăng cường bổ sung các vitamin nhóm B để phôi thai bám chắc vào thành tử cung và phát triển tốt. 

Xem thêm: 10 thực phẩm dễ gây sảy thai, các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn

1.2 Hồi phục mái tóc

Tóc rụng khi mang thai thường là nỗi “ám ảnh” của các chị em, để các nang tóc chắc khỏe hơn, mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin A, vitamin E và protein.

Củ năng có thể là sự lựa chọn hợp lý dành cho các mẹ trong trường hợp này bởi đây là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin thiết yếu kể trên. 

ba-bau-an-cu-nang-duoc-khong-voh-0
Củ năng giúp bà bầu phục hồi tóc hư tổn (Nguồn: Internet) 

1.3 Bù nước cho cơ thể

Với đặc tính là loại củ mọng nước và chứa nhiều khoáng chất kali, củ năng sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu nước trong cơ thể người mẹ khi mang bầu. 

Xem thêm: Bất ngờ với những hậu quả khi cơ thể bị mất nước, không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ

1.4 Thanh nhiệt

Thực tế thì thân nhiệt của phụ nữ mang thai thường cao hơn bình thường nên hay phải đối mặt với tình trạng bốc hỏa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt nhờ chứa hoạt chất puchiin.

1.5 Cải thiện tiêu hóa 

Mẹ có thể cảm thấy ngán ăn vì cơ quan tiêu hóa hoạt động không “trơn tru”, nếu bổ sung thêm chất xơ từ củ năng, tình trạng này sẽ được cải thiện, đồng thời ngăn ngừa táo bón trong thai kì

1.6 Phòng bệnh cảm cúm 

Hai hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh như polyphenol và flavonoid trong củ năng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp cũng như các bệnh cảm, cúm thông thường.

Xem thêm: Cảm và cúm khác nhau như thế nào?

1.7 Duy trì cholesterol ổn định

Axit linoleic trong củ năng có vai trò quan trọng với việc duy trì nồng độ cholesterol trong máu ở mức ổn định, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tim mạch xảy ra vào giai đoạn thai kì. 

1.8 Giảm chứng hay quên 

ba-bau-an-cu-nang-duoc-khong-voh-1
Nhóm vitamin B trong củ năng sẽ cải thiện trí nhớ của mẹ bầu (Nguồn: Internet) 

Hiện tượng hay quên xuất hiện khá phổ biến khi mang thai do người mẹ căng thẳng và thiếu ngủ. Trong củ năng chứa một lượng lớn vitamin B6 giúp kích thích các tế bào não hoạt động, giảm thiểu các tình huống “não cá vàng” ở mẹ bầu. 

2. Lưu ý ăn củ năng đúng cách khi mang thai 

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, khi sử dụng củ năng, các mẹ bầu nên thực hiện theo một số lưu ý sau đây:

  • Hạn chế ăn vào buổi tối, vì củ năng có tính hàn và mọng nước, dễ kích thích bài tiết nước tiểu dẫn đến thức giấc đi tiểu đêm.
  • Không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần ăn từ 1-2 bữa là tốt nhất. 
  • Không nên ăn sống để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sán. 
  • Chế biến một số món ăn từ củ năng như chè củ năng hạt sen, củ năng kho sườn, bánh gạo nhân củ năng,…

Như vậy mẹ bầu có thể yên tâm “giải tỏa” cơn thèm các món ăn hấp dẫn từ củ năng vì vẫn có thể bổ sung thêm được nhiều chất dinh dưỡng cho em bé từ loại củ thanh mát này.