Tiêu điểm: Nhân Humanity

6 cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hiệu quả

(VOH) – Hầu hết thời gian trẻ sơ sinh thường dùng để ngủ, bé chỉ thức mỗi khi bú. Nhưng đôi khi bé có thể ngủ quên cả ‘giờ ăn’ của mình. Vậy có những cách đánh thức trẻ sơ sinh nào mẹ sẽ áp dụng được?

1. Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều, thậm chí các bé có thể ngủ những giấc ngủ sâu và bỏ ngoài tai những thứ xung quanh. Thế nhưng, ngoài việc ngủ thì dinh dưỡng đối trẻ trong giai đoạn này cũng cực kỳ quan trọng. Mỗi ngày bé cần khoảng 600ml sữa để đảm bảo các nhu cầu cơ bản ban đầu.

Theo tài liệu Tiểu Bách khoa về chăm sóc trẻ của Th.S, BS Nguyễn Thu Hằng, phần lớn trẻ sơ sinh thường có nhu cầu bú trung bình từ 6 – 8 lần trong ngày và một hoặc vài lần trong đêm. Như vậy, mỗi cứ bú mẹ của bé sẽ cách nhau sau khoảng từ 2 – 3 tiếng.

4-cach-danh-thuc-tre-so-sinh-day-bu-hieu-qua-voh

Giấc ngủ bé kéo dài trên 5 tiếng mẹ cần gọi bé dậy để cho bé bú (Nguồn: Internet)

Bình thường cơ thể trẻ sơ sinh có thể tự đặt “báo thức” cho giấc ngủ của mình, lúc đói bé sẽ tự tỉnh và đòi mẹ cho bú. Tuy nhiên, với một số trẻ sơ sinh có giấc ngủ sâu và không tự tỉnh (giấc ngủ kéo dài hơn 5 tiếng) thì mẹ cần phải đánh thức bé dậy để cho bé bú. Việc này sẽ giúp bé yêu có thể nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Những lý do nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú:

  • Bé cần tăng cân: Trong giai đoạn đầu đời bé cần ăn uống đầy đủ, việc ăn không đủ sẽ làm chậm quá trình phát triển và tăng cân ở trẻ.
  • Bé nhanh đói: Khi bú sữa mẹ giúp bé dễ tiêu hóa, vì bụng bé nhỏ nên quá trình tiêu hóa nhanh chóng làm bé nhanh đói. Còn khi bú sữa công thức thì thời gian tiêu hóa sẽ lâu hơn so với sữa mẹ.
  • Mẹ bầu cần tăng lương sữa: Việc bé bú không đủ, không thường xuyên sẽ làm chậm quá trình sản xuất của mẹ bầu. 

2. Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì ngày và đêm

Ban ngày, giấc ngủ trẻ sơ sinh thường không sâu, chính vì thế mẹ sẽ có rất nhiều cách để đánh thức bé. Mẹ có thể đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú thông qua những cách đơn giản sau đây:

2.1 Thay tã cho bé

Thay tã được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc đánh thức trẻ có thói quen ngủ trước khi ăn. Việc mẹ thay tã cho bé trong lúc ngủ như một cách quấy rầy, khiến cơ thể bé cảm nhận được những tác động của ngoại lực và làm bé thức giấc.

2.2 Đánh thức trẻ sơ sinh dậy bằng cách cởi bỏ quần áo ấm của bé

Trẻ sơ sinh thường không thích những môi trường quá mát mẻ dù là do thời tiết hay do tác động của bất cứ điều gì. Đó là lý do vì sao việc cởi bỏ bớt quần áo ấm của bé là một trong những cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy hiệu quả. Khi cảm nhận được sự mát mẻ, trẻ sơ sinh có thể nhận ra đã đến lúc phải thức dậy để bú và sẽ không quấy khóc nhiều.

2.3 Chạm vào bé để đánh thức bé

Một cách đánh thức trẻ sơ sinh khác mà mẹ có thể áp dụng đó là chạm nhẹ vào bé. Mẹ có thể chạm nhẹ vào má hoặc cánh tay của trẻ. Nếu giấc ngủ bé quá sâu, mẹ có thể nhúng một chiếc khăn ướt, sau đó nhẹ nhàng lâu lên má để trẻ tỉnh dậy.

4-cach-danh-thuc-tre-so-sinh-day-bu-hieu-qua-1-voh

Chạm nhẹ vào con cũng là cách để đánh thức trẻ sơ sinh dậy (Nguồn: Internet)

2.4 Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú bằng ti mẹ

Cách cuối cùng để đánh thức trẻ sơ sinh là hãy cho bé ti mẹ. Mẹ ẵm bé ra khỏi nôi và đặt bé ở một vị trí để bé có thể bú được thoải mái nhất. Sau đó mẹ hãy để ti mẹ gần miệng bé để khuyến khích bé mở miệng và ti theo bản năng. Nếu thấy bé bắt đầu bú sữa thì đó là lúc bé bắt đầu tỉnh giấc.

Cách đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ vào ban đêm cũng tương tự như ban ngày và mẹ không cần phải lo lắng việc sẽ phá rối giấc ngủ của con dù cho đó là vào buổi đêm - thời điểm bé có giấc ngủ sâu. Bởi việc quan trọng lúc này này là cho bé ăn để phòng tránh được tình trạng cơ thể bé bị mất nước.

2.5 Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi

Chạm nhẹ nhàng vào trẻ, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe và khi bé mở mắt thì hãy giao tiếp bằng mắt với trẻ. Ngoài ra có thể giữ trẻ thẳng đứng cũng khiến trẻ sơ sinh mở mắt.

2.6 Đánh thức trẻ dậy bằng cách giảm ánh sáng trong phòng

Nếu căn phòng quá sáng thì trẻ sẽ cảm thấy hài lòng, vì mắt trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với ánh sáng nên khi phòng có quá nhiều ánh sáng thì mắt trẻ rất muốn nhắm lại. Trẻ nhỏ có thể sẽ mở mắt và thức dậy khi phòng tối hơn.

3. Những lưu ý về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Những năm đầu đời thì giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, để bé ngủ đủ và ngon giấc thì các bà mẹ nên chú ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói bếp hay thuốc lá và những nơi có khói bụi độc hại khác.
  • Tốt nhất cho trẻ nằm ngửa khi ngủ và không nên cho trẻ nằm sấp khi ngủ.
  • Không nên quấn nhiều khăn, chăn khi trẻ sơ sinh ngủ và không chùm kín đầu vì dễ làm trẻ ngạt thở.
  • Không nên để trẻ ngủ quá lâu và nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú. 

Các mẹ nên nhớ rằng, việc đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú hoàn toàn không gây ảnh hưởng sức khỏe của bé mà còn đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ.

Ngoài ra, nếu bé yêu của mẹ thường ngủ nhiều, mẹ cần cách quan sát nước tiểu và phân của bé chặt chẽ trong vài tuần đầu tiên để xem bé có nhận đủ lượng sữa hay không. Theo dõi cân nặng, nếu cân nặng của bé không đạt chuẩn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận