Theo thống kê, có đến 30% mẹ bầu bị sổ mũi khi mang thai, tình trạng này thường xuất hiện trong suốt thời gian mang thai và có dấu hiệu nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng sổ mũi sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi. Chính vì thế, những cách trị sổ mũi cho bà bầu không dùng thuốc luôn được nhiều người quan tâm và áp dụng.
1. Những nguyên nhân gây sổ mũi cho bà bầu
Sổ mũi thường kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu... khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:
1.1 Lượng estrogen cao
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi cho mẹ bầu là do hàm lượng estrogen cao trong thời gian mang thai khiến cho màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy.
1.2 Lưu lượng máu tăng
Khi mang thai, hàm lượng máu có thể tăng lên đến 50% làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Bà bầu bị sổ mũi có thể do lượng máu tăng lên trong giai đoạn thai kỳ (Nguồn: Internet)
1.3 Thay đổi không khí
Trung bình, mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Dù không khí có khô và ẩm đến đâu thì mũi vẫn làm cho khí đủ ấm và ẩm (bằng thân nhiệt cơ thể) trước khi đến phổi.
Tuy nhiên, vào mùa đông không khí quá khô khiến cho chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo, đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi. Khi hít thở mạnh, không khí ra vào tạo nên tiếng kêu sột soạt và cũng là dấu hiệu của sổ mũi, nghẹt mũi.
1.4 Do nhiễm vi khuẩn
Một số trường hợp bị sổ mũi khi mang thai là do vi khuẩn gây nên khi sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn bình thường.
2. Cách trị sổ mũi cho bà bầu không dùng thuốc
Với những bà bầu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mà không kèm theo các triệu chứng khác thì có thể đang mắc phải tình trạng viêm mũi thai kỳ.
Kê cao gối khi ngủ sẽ giúp làm giảm tình trạng sổ mũi (Nguồn: Internet)
Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu thì có thể mẹ bầu đã bị cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm. Nếu dấu hiệu sổ mũi nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi thì mẹ nên đi khám bác sĩ. Ở những trường hợp nhẹ, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:
- Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc dạng phun để xịt: Đây là một cách trị sổ mũi cho bà bầu đơn giản dễ thực hiện, chỉ cần dùng ngày từ 2 – 3 lần, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Súc miệng bằng nước muối cũng là một trong những cách trị ho sổ mũi cho bà bầu. Vì việc thường xuyên dùng nước muối súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ niêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng một phần nước muối trở ngược lên mũi giúp làm mũi sạch hơn.
- Uống nhiều nước: Để trị cảm sổ mũi cho bà bầu đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Mẹ có thể uống nước ấm pha với chanh, với đường hoặc với mật ong.
- Kê cao gối khi nằm ngủ để dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, một cách khác trị sổ mũi cho bà bầu là dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Một trong những cách trị sổ mũi cho bà bầu là nên duy trì luyện tập, vận động đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, nên tránh luyện tập ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.
- Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, mùi nước sơn, mùi nước hoa hoặc rượu, bia...
- Xông hơi cũng là một trong những cách trị cảm sổ mũi cho bà bầu, nhưng chỉ mang tính tạm thời. Mẹ bầu có thể làm ẩm chiếc khăn với nước nóng sau đó đắp lên mặt và hít thở để mang đến sự dễ chịu, nhẹ nhàng.
- Không ăn cay vì các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, cà ri… có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Theo một số kinh nghiệm dân gian, hành, tỏi, lá tía tô và kinh giới, hay chanh thì đều có công dụng trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu. Tuy nhiên, với những mẹo dân gian này, mẹ bầu cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.
2.1 Bà bầu có nên dùng thuốc khi bị sổ mũi?
Vẫn có các loại thuốc trị sổ mũi cho bà bầu, tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc các chị em nên đến thăm khám bác sĩ để có được sự hướng dẫn, chỉ định cụ thể. Việc dùng thuốc sai cách có thể mang đến nhiều ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Chính vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.
3. Phòng tránh sổ mũi cho bà bầu bằng cách nào?
Để phòng tránh sổ mũi khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp sau đây:
- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Súc miệng bằng nước muỗi mỗi ngày.
- Tuyệt không đi dưới trời mưa, vì rất dễ bị cảm lạnh.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm, sốt, ho,... vì hệ miễn dịch của mẹ bầu thấp nên nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
- Không nên để quạt thổi trực tiếp vào mặt khi ngủ.
Trên đây là một số cách trị sổ mũi cho bà bầu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, trong trường hợp đã áp dụng các cách trên mà cơn sổ mũi vẫn còn thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.