Để có câu trả lời thật cụ thể, bạn có thể theo dõi những thông tin dưới đây qua lời chia sẻ của bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Cố vấn cao cấp chuyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế hạnh phúc trong chương trình Con khỏe mẹ vui, phát sóng trên VOH Radio – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM.
- Nhìn từ gốc độ y học, bác sĩ có thể phân tích nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng có trong một ly trà sữa được không ạ?
Bác sĩ trả lời:
Chúng ta có thể xem xét thành phần nguyên liệu của ly trà sữa là gì để từ đó đánh giá thành phần dinh dưỡng của nó. Trong một ly trà sữa đảm bảo thì sẽ gồm những nguyên liệu tương ứng với giá trị dinh dưỡng sau đây:
- Sữa: Đây là một trong những nguyên liệu chính để tạo nên ly trà sữa. Nhà sản xuất có thể dùng sữa bột, sữa đặc có đường hoặc bột có thêm sữa. Sữa sẽ cung cấp đạm, đường cho cơ thể.
- Trà: Có thể là trà xanh, trà đen, trà túi lọc,…Trà có thể cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể chúng ta.
- Hạt trân châu: Đa số được làm từ các loại bột như bột mì, bột năng,…Khi đó, hạt trân châu sẽ cung cấp tinh bột cho cơ thể.
- Nước đường: Đường sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Như vậy, với một ly trà sữa chất lượng sẽ cung cấp đạm, tinh bột, đường, chống chống oxy hóa, năng lượng cho cơ thể. Tùy vào thể tích mỗi ly trà sữa sẽ chứa nguồn năng lượng khác nhau.
Trẻ em uống trà sữa có cung cấp đủ dinh dưỡng thay thế cho bữa ăn không?
- Vậy trẻ em uống trà sữa có tác hại gì không?
Bác sĩ trả lời:
Thực tế cho thấy, trẻ em nếu uống quá nhiều trà sữa trân châu sẽ có 2 hướng nguy cơ, 1 là trẻ bị thừa cân béo phì, 2 là trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do:
- Đối với trẻ bị thừa cân béo phì, nguyên nhân là do ngoài những bữa ăn chính đã đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng mà trẻ uống thêm trà sữa sẽ khiến lượng đường và năng lượng trong cơ thể bị dư ra. Mà chúng ta biết, khi thừa 70 calo thì trong vòng 1 tuần sẽ tăng lên 0,5 kg. Vì vậy, nếu trẻ uống trà sữa thường xuyên sẽ tăng nguy cơ béo phì.
- Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng là do trẻ uống trà sữa trong những bữa phụ làm dư lượng đường, trẻ bị no ngang. Khi đến bữa ăn chính trẻ sẽ không ăn đủ dinh dưỡng cần cung cấp. Lâu ngày như vậy sẽ khiến sẽ bị thiếu chất, sụt cân và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chính vì thế, cha mẹ cần phải cân nhắc khi cho trẻ uống trà sữa trân châu.
- Bác sĩ có thể cho biết dinh dưỡng trong một ly trà sữa có bằng dinh dưỡng trong bữa ăn chính của trẻ không ạ?
Thông thường, một bữa ăn của trẻ phải đảm bảo các nhóm thực phẩm như bột, đường, đạm, béo, rau và trái cây. Lượng đường trong một ly trà sữa sẽ cao hơn đường trong cơm hoặc bún mà trẻ ăn. Do đó, nếu trẻ uống trà sữa trong bữa phụ thì cha mẹ cần giảm lượng đường trong bữa ăn chín để đảm bảo cân đối.
Hơn nữa, dinh dưỡng trong cơm, bún sẽ tốt hơn đường trong trà sữa. Bởi đường trong trà sữa là đường đơn.
Tuy nhiên, lâu lâu cha mẹ vẫn có thể bổ sung thêm trà sữa nếu trẻ ăn ít trong bữa ăn chính.
- Vậy trẻ em có thể uống được bao nhiêu ly trà sữa?
Bác sĩ trả lời:
Vẫn có thể bổ sung trà sữa cho trẻ nếu trà sữa đó đảm bảo nguồn gốc các nguyên liệu.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống 2 – 3 ly trà sữa trong một ngày. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng đường đơn (có trong trà sữa) sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, thoái hóa tế bào nhiều hơn, lão hóa nhanh hơn. Khi đó, tỷ lệ sâu răng ở trẻ cũng sẽ nhiều hơn.
Do đó, chỉ nên xem trà sữa như một thực phẩm bổ sung trong bữa ăn phụ nhưng cần đảm bảo ly trà sữa có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
Chỉ nên cho con uống bao nhiêu ly trà sữa mỗi ngày?
- Vậy nếu uống phải ly trà sữa có nguồn gốc không tốt thì trẻ có bị ảnh hưởng gì không, bác sĩ?
Bác sĩ trả lời:
Khi trẻ uống phải ly trà sữa có chất lượng kém có thể gây hại cho các bộ phận trên cơ thể trẻ. Bởi vì đối với trẻ em, khả năng thải chất độc sẽ kém hơn so với người lớn, làm gây hại đến gan, thận,…
Nếu trà sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng nhiều vi khuẩn trong đường ruột, tăng nguy cơ ngộ độc, gây ôn ói, đau bụng ở trẻ.
Hơn nữa, nếu hạt trân châu làm từ tạp chất, khi vào cơ thể mà không đào thải được sẽ tồn động trong cơ thể, gây rối loạn chức năng nội tạng. Lâu dài sẽ dẫn đến ung thư.
Đặc biệt, có những trường hợp bé sử dụng ống hút to để uống trà sữa trân châu, với lực hút mạnh khiến trân châu chui tọt vào cổ họng hây tắc nghẽn, khó thở. Trường hợp này tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ tự uống trà sữa trân châu.
- Bác sĩ có những lời khuyên nào dành cho các bậc cha mẹ khi cho con uống trà sữa ạ?
Bác sĩ đưa ra lời khuyên:
- Nếu dùng trả sữa để dụ trẻ ngủ hay cho trẻ ăn thì tốt nhất cha mẹ nên tự pha chế.
- Nếu không có điều kiện để làm trà sữa tại nhà phải mua bên ngoài thì nên chọn những hàng quán trà sữa uy tín, có ghi rõ nguồn gốc nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ nên cho trẻ uống trà sữa tối đa 3 lần/tuần.
- Cha mẹ có thể tập cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm khác như sữa chua, sinh tố trái cây thay thế cho trà sữa. Hoặc dùng biện pháp tâm lý, nói với con rằng thức uống này uống vào sẽ không tốt. Với trẻ lớn hơn thì có thể đưa cho trẻ em một số bài báo nói về tác hại của trà sữa.
Để nghe thêm những thông tin bổ ích từ bác sĩ Đào Thị Yến Thủy về vấn đề cho trẻ uống trà sữa thì bạn có thể nhấp vào audio dưới đây.