Tiêu điểm: Nhân Humanity

LƯU Ý: Cách sơ cấp cứu khi trẻ bị ong đốt

VOH - Ong đốt có thể gây đau, sưng viêm, thậm chí là bị nhiễm độc, tử vong nếu không được xử lý kịp thời, nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy cần làm gì, sơ cấp ra sao khi trẻ em bị ong đốt?

Để giúp mọi người biết được những cách sơ cấp kịp thời, cũng như phòng ngừa tình trạng bị ong đốt đặc biệt là trẻ nhỏ. Những thông tin xoay quanh vấn đề này sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Nhân – Trường khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng TPHCM chia sẻ ngay sau đây:

1. Thông tin thêm về việc gia đình 5 người bị ong đốt tại Bạc Liêu

Thời gian trước, báo chí đã có đưa tin về trường hợp một gia đình tại Bạc Liêu bị ong đốt với hậu quả vô cùng thương tâm, 2 người chết và 2 em bé phải nhập viện tại bệnh viện Bạc Liêu, sau đó được đến bệnh viện Nhi Cần Thơ và chuyển lên bệnh viện Nhi đồng TPHCM để điều trị.

Hai bé được chẩn đoán có tiếp xúc với các loài ong, bị phản vệ độ 2, tổn thương đa cơ quan, nhập viện trong tình trạng lừ đừ, phù toàn thân, tiểu ra máu, suy gan.

cach-so-cap-cuu-khi-tre-bi-ong-dot

Cách sơ cấp cứu khi trẻ bị ong đốt là như thế nào (Nguồn: Internet)

Các bác sĩ tại BV Nhi đồng TPHCM chẩn đoán 2 bé bị ong vò vẽ đốt, bé 7 tuổi bị đốt 107 vết, bé 5 tuổi bị đốt 61 vết gây ra các tổn thương tại 4 – 5 cơ quan. Bác sĩ đã phải tiến hành lọc máu để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của bé.

Sau khi 2 bé được lọc máu, chạy thận thì tình trạng sức khỏe đã phần nào khả quan hơn, các cơ quan như thận, gan cũng đã bắt đầu hồi phục, sau đó được xuất viện về nhà.

2. Những loại ong có thể đốt nhiều vết lên cơ thể người

Theo bác sĩ Nhân, hiện ở miền Nam có khoảng 3 loại ong độc, có khả năng đốt nhiều vết lên cơ thể người đó là: ong vò vẽ, ong đất (ong lỗ) và ong mật.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Cách phân biệt vết đốt của 3 loại ong này khá dễ dàng:

  • Những vết đốt của ong vò vẽ và ong đất thường sẽ có hoại tử trung tâm, tức là ở vòng ngoài có màu đỏ và mờ nhạt dần khi vào trung tâm vết đốt. Để phân biệt ong vò vẽ và ong đất thì cần dựa vào nơi sinh sống của chúng (Ong vò vẽ thường sống gần các khu dân cư, là tổ ở mái nhà, cành cây. Ong đất sẽ sống ở những vùng hoang vu, dưới mặt đất).
  • Với những trường hợp bị ong mật đốt thì sẽ thấy được kim của ong ngay tại vết đốt.

Khi bị các loại ong độc đốt sẽ gây tổn thương rất nhiều cơ quan trong cơ thể người như: thận, gan, khụy cơ, tán huyết, các triệu chứng về thần kinh, lơ mơ, co giật, suy hô hấp.

cach-so-cap-cuu-khi-tre-bi-ong-dot-1-VOH

Ong độc đốt sẽ gây tổn thương rất nhiều cơ quan trong cơ thể người (Nguồn; Internet)

3. Làm thế nào khi phát hiện có tổ ong độc quanh nhà ?

Loại ong thường sống quanh nhà nhiều nhất chính là ong vò vẽ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như các thành viên trong gia đình khi phát hiện có tổ ong độc quanh nhà thì các bậc cha mẹ cần lưu ý trẻ:

  • Không để trẻ chơi ở những khu vực xung quanh tổ ong và cũng không được chọc phá tổ ong.
  • Cha mẹ có thể tiến hành phá bỏ tổ ong bằng cách đốt lửa vào miệng tổ ong vào buổi tối. Không nên đốt tổ ong vào ban ngày vì có thể sẽ bị ong đốt ngược lại.

4. Khi bị ong đốt cần xử lý như thế nào ?

Tất cả các các loại ong nói chung, khi đốt vào cơ thể người để có khả năng gây phản vệ, sốc phản vệ. Ong đốt được chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu:  Trong vòng 24 giờ sau khi bị ong đốt bệnh nhân sẽ bị phù nề, nổi mề đay, ngứa, đỏ da toàn thân.
  • Giai đoạn sốc phản vệ: Khi bênh nhân có các triệu chứng đau đầu chóng mặt thì có nhiều khả năng đã bị sốc phản vệ.Với những trường hợp đã bị sốc phản vệ thì nguy cơ tử vong  sẽ rất cao, nếu trong vòng từ 15 đến 20 phút không được xử lý và điều trị kịp thời.

Do đó khi bị ong đốt cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử trí.

Bác sĩ Nhân cũng cho biết thêm, việc xử lý tình trạng bị ong đốt phụ thuộc rất nhiều vào vết ong đốt.

  • Đối với ong vò vẽ, những trường hợp bị đốt dưới 10 vết trong 24 giờ đầu không xảy ra tình trạng phản vệ  hay sốc phản vệ thì bệnh nhân an toàn.
  • Với những trường hợp bị đốt trên 10 vết thì khả năng xảy ra tổn thương đa cơ quan rất lớn (chiếm tỉ lệ 86%). Với những trường hợp này thì cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế có khả năng lọc thận, lọc máu tốt để bảm toàn tính mạng cho người bệnh.

cach-so-cap-cuu-khi-tre-bi-ong-dot-2-VOH

Cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị ong đốt (Nguồn: Internet)

4.1 Trẻ nhỏ bị ong đốt các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Thoa thuốt sát trùng lên vết đốt
  • Cho trẻ uống thuốc giảm đau
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất được bác sĩ chuẩn đoán và xử lý kịp thời.

Cha mẹ không nên nặn vết đốt của trẻ vì có thể khiến cho nọc độc phát tán nhanh hơn.

Bác sĩ khuyên cáo: Khi bị ong đốt (trừ những loại ong không độc) cha mẹ cần lưu ý đếm vết đốt của bé cũng như xem tình hình của bé có bị sốc phản vệ hay không trong vòng 24 giờ. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nếu bé bị đau có thể cho bé dùng thuốc giảm đau. Trường hợp nặng hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

5. Giải đáp các thắc mắc thường gặp

5.1 Hỏi: Mỗi lần em bị ong đốt thường bị nổi mề đay, khó thở không biết tình trạng này nguyên nhân do đâu. Những thành viên trong gia đình cũng gặp phải tình trạng tương tự vậy tình trạng nổi mề đay, khó thở sau khi bị ong đốt có di truyền không ?

Đáp: Khi bị ong đốt, tùy theo cơ địa mỗi ngày mà cơ thể có những phản ứng khác nhau. Khi xuất hiện các hiện tượng nổi mề đay, da bị ngứa, sưng thì chính là dấu hiệu của phản vệ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá mức độ phản vệ và có hướng xử lý phù hợp. Tình trạng này không phải di truyền nên bạn có thể an tâm.

5.2 Hỏi: Bị ong đốt được khoảng 10 ngày với những triệu chứng đau đầu và mệt mỏi, nhức ở sau gáy và hốc mắt thì có phải do nọc độc của ong hay do yếu tố nào khác ?

Đáp: Thông thường các dấu hiệu đau nhức khi bị ong đốt chỉ xảy ra trong vòng hay 24 tiếng, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng phản vệ, sốc phản vệ nhưng cũng chỉ gói gọn trong 24 giờ. Do dó, với trường hợp bị ong đốt được 10 ngày thì thường sẽ không phải do ong đốt gây ra.

Trên đây là những chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Nhân – Trưởng khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng TPHCM về cách sơ cấp cấp cứu cho trẻ khi bị ong đốt.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận