Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Cần cảnh giác với bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em

Nhiễm trùng hô hấp cấp là một bệnh lý khá phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ bị nhiễm trùng hô hấp thường bị mệt mỏi, sốt, sổ mũi, thở nhanh bất thường...

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã khiến cho tỷ lệ trẻ em mắc bệnh về đường hô hấp, trong đó nhiều nhất là nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

1. Nhiễm trùng hô hấp cấp tính là gì?

Nhiễm trùng hô hấp cấp tính là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, căn bệnh thường chỉ diễn ra trong vòng 2 tuần đầu tiên. Nhiễm trùng hấp cấp được chia là 2 loại là: nhiễm trùng hô hấp cấp tính trên và nhiễm trùng hô hấp cấp tính dưới.

  • Nhiễm trùng hô hấp cấp tính trên (viêm đường hô hấp trên) gồm có viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, viên VA.
  • Nhiễm trùng hô hấp cấp tính dưới (viêm đường hô hấp dưới) gồm có viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm phổi.

2. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ

Theo BS Trịnh Hồng Nhiên – Trưởng khoa hô hấp, bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, huyện Bình Chánh chia sẻ trong chương trình Bé khỏe nhà vui, trẻ bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính thường do nhiễm khuẩn (phế cầu, Hemophilus Influenza) và nhiễm virus (virus cúm, adenovirus, virus hợp bào hô hấp) gây ra.

Nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng là do:

  • Những loại virus, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường không khí rất lâu. Khi môi trường bị ô nhiễm, hoặc nơi sống đông đúc, khói bụi... chính là điều kiện thuận lợi để bệnh phát tán và lây lan từ người này sang người khác.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không hợp lý, dẫn đến tình trạng kháng thuốc và khiến bệnh ngày càng trầm trọng.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng hô cấp tính

Không khó để nhận diện các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em, bởi những triệu chứng bệnh thường xuất hiện khá sớm và rõ ràng. Cha mẹ có thể dựa vào một số biểu hiện sau đây để nhận biết:

  • Các triệu chứng khởi đầu gồm có: sổ mũi, chảy mũi, hắt hơi, ho, sốt cao, thường hay khò khè khó thở, thậm chí bỏ bú.
  • Triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng: thở nhanh kèm theo khò khè, nhịp thở dồn dập. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm phổi – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ.

voh.com.vn-can-canh-giac-voi-benh-nhiem-trung-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-0

Sổ mũi, chảy nước mũi là những biểu hiện khởi đầu của nhiễm trùng hô hấp cấp (Nguồn: Internet)

4. Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp như thế nào?

Đối với trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tình nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra biến chứng viêm phổi.

Bệnh viêm phổi ở trẻ được chia làm 2 trường hợp:

4.1 Viêm phổi nhẹ

Nếu trẻ bị sốt ho, nhịp thở nhanh thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Cha mẹ cần đếm nhịp thở trẻ trong 1 phút.

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở trên 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi, nhịp thở trên 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, nhịp thở trên 40 lần/phút là thở nhanh.

Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị bằng kháng sinh và có thể chăm sóc dinh dưỡng tại nhà. Nếu sau 2 ngày bé không cải thiện thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.

voh.com.vn-can-canh-giac-voi-benh-nhiem-trung-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-1

Trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay (Nguồn: Internet)

4.2 Viêm phổi nặng

Trong trường hợp trẻ bị ho, sốt cao, nhịp thở nhanh, co rút lõm lồng ngực thì đây là triệu chứng bệnh viêm phổi nặng. Nếu kèm theo 5 dấu hiệu sau đây là bé đã bị viêm phổi rất nặng, đó là:

  • Không uống được
  • Co giật
  • Thở rít khi nằm yên
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Suy dinh dưỡng nặng

Trong những trường hợp này, cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu và chăm sóc đặc biệt.

Lưu ý: Những trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bị viêm phổi, đa phần đều là nặng. Do vậy, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà, cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.

5. Cách phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ em

Trong một năm trẻ có thể mắc từ 5 – 8 lần bệnh nhiễm trùng hô hấp tính vì bệnh có thể tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, nếu cha mẹ biết cách chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em.

Một số cách hạn chế tình trạng nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ như:

  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
  • Thực hiện tiêm chủng đầy đủ đúng lịch, đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.
  • Cho trẻ ăn uống hợp lý, thức ăn cần phải có đầy có đủ 4 nhóm thực phẩm (ngũ cốc + đạm động vật hoặc thực vật + dầu mỡ + rau quả) và bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết cho bé.
  • Giữ ấm cho trẻ nhất là mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không để trẻ đến gần nơi có khói thuốc lá, than bụi trong nhà.
  • Khi trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi... thì cần phải cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

Để nghe lại lời chia sẻ của bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, bạn có thể nghe tại audio bên dưới: