Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi

Ho và sổ mũi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Là mẹ, bạn nên biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bệnh ho và sổ mũi để bảo vệ con một cách tốt.

Có thể nói chăm sóc trẻ sơ sinh là một điều không hề đơn giản, đặc biệt là những lúc bé mắc bệnh. Bởi trẻ sơ sinh là đối tượng không thể tùy tiện dùng thuốc để chữa trị như người lớn, vì thế các mẹ vô cùng lo lắng. Hiểu được điều này, chúng tôi xin chia sẻ với các mẹ về các cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bệnh ho và sổ mũi.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi

Các chuyên gia cho biết, ho và sổ mũi thực chất là những phản ứng của cơ thể bé trước những thay đổi bên ngoài. Có thể kể một số lý do khiến trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi như:

cach-cham-soc-tre-so-sinh-khi-benh-ho-va-so-mui-voh

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ bị ho sổ mũi

  • Dị ứng: Bé thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Thời tiết lạnh: Bé ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
  • Cảm lạnh: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến bé chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.

Xem thêm: Trẻ dễ nhiễm bệnh khi mùa mưa đến

2. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi?

Khi trẻ sơ sinh bị ho hổ mũi, các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ. Bởi hiện nay, có rất nhiều loại thuốc sổ mũi, ho cho trẻ được bán tràn lan trên thị trường.

Nếu thấy trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thì các mẹ nên:

2.1 Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Nếu trẻ bị ho sổ mũi kèm theo sốt, các mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, từ đó phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

2.2 Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên

Khi bé bị ho, sổ mũi nhiều và sốt trên 39 độ C, mẹ cũng nên đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị. Nếu con vẫn ăn ngủ bình thường thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho sổ mũi

Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, các mẹ hãy bình tĩnh theo dõi biểu hiện của bé và lưu ý cách chăm sóc sau đây:

cach-cham-soc-tre-so-sinh-khi-benh-ho-va-so-mui-voh-1

Khi trẻ bị ho và sổ mụi mẹ nên bình tĩnh theo dõi tình trạng của bé, không tùy tiện dùng thuốc

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Nước muối sinh lý sẽ làm sạch khoang mũi. Nó sẽ cuốn trôi những chất nhầy đàm nhớt vướng ở cổ họng. Đồng thời giúp con giảm ho và bớt sổ mũi.
  • Các mẹ có thể dùng dầu tràm pha với nước tắm và xoa dầu tràm vào gan bàn chân, ngực và lưng trẻ. Cách này giúp giữ ấm và làm bệnh ho sổ mũi mau chóng khỏi.
  • Với bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là uống nước cam. Điều này có thể tạo ra nguồn sữa đầy dưỡng chất và tăng kháng cho con.
  • Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên cho con ăn những món loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa và bổ sung thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C.
  • Khi trẻ ngủ nên kê gối cao hơn một chút, để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống họng gây ho.

Bên cạnh những cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho sổ mũi thì ba mẹ bé cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con để kịp thời đưa đến bệnh viện chữa trị, phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Mách mẹ: Không ít mẹ thấy bé chảy mũi nhiều liền lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé để thấm. Điều này là không nên vì nó hại nhiều hơn lợi, do cản trở sự lưu thông dịch tiết gây bít tắc có thể chảy vào họng hoặc gia tăng bội nhiễm.

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi bằng phương pháp dân gian

Dưới đây là những cách chữa bệnh vừa an toàn vừa hiệu quả cho bé, các mẹ hãy tham khảo nhé:

  1. Mật ong và nước ấm

Hãy pha một thìa cà phê mật ong vào nước ấm và cho bé dùng vào mỗi sáng. Khuyến cáo dùng cho trẻ trên 1 tuổi.

  1. Lá hẹ và đường phèn

Lá hẹ xay nhuyễn thêm đường phèn và hấp cách thủy 15 phút. Sau đó lấy phần nước cách thủy cho trẻ dùng. Ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

  1. Quất xanh, mật ong, đường phèn

Quất xanh rửa sạch cắt ngang để cả vỏ và hạt trộn với đường phèn hoặc mật ong cách thủy đến khi quất chín thì dằm ra, lấy phần nước cho bé dùng nhiều lần trong ngày.

  1. Quả lê, gừng, tỏi, muối, đường phèn

Một quả lê, 1 nhánh gừng, 3 tép tỏi trộn với vài hạt muối, đường phèn đem tất cả hấp cách thủy. Sau khi chín, cho con dùng lê hoặc nước lê đều được.

5. Lời khuyên để đề phòng trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Để giúp trẻ không bị ho và sổ mũi dài ngày, tăng sức đề kháng, mẹ hãy thường xuyên chú ý những điểm sau:

cach-cham-soc-tre-so-sinh-khi-benh-ho-va-so-mui-voh-2

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bé ho và sổ mũi kéo dài

  • Trong nhà phải luôn có sẵn các dụng cụ y tế cần thiết như : Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mũi và súc miệng, dụng cụ hút mũi, nhiệt kế, siro giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, máy tạo độ ẩm.
  • Luyện tập cho cả gia đình thói quen giữ vệ sinh: Rửa tay bằng xà phòng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi đến những nơi công cộng nhiều người – nhiều nguồn bệnh về.
  • Trẻ em rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp, do đó nếu bé thường có triệu chứng khò khè, ho có đờm, sổ mũi phụ huynh nên cho con kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bệnh ho và sổ mũi để bảo vệ các thiên thần nhỏ của mình một cách tốt nhất và khỏe  mạnh nhất.