Thất nghiệp lâu không chỉ khiến tài chính thiếu hụt mà còn tạo khoảng trống trong CV gây bất lợi khi tìm kiếm công việc mới. Tuy nhiên, đây có thể là khoảng thời gian để bạn đánh giá bản thân, trang bị các kỹ năng cần thiết và cải thiện những điều chưa tốt để thuyết phục nhà tuyển dụng. Vậy cụ thể nên làm gì khi thất nghiệp? Hãy cùng VOH khám phá trong bài viết sau!
Cần làm gì trước khi nghỉ việc?
Nếu bạn có ý định nghỉ việc vì cảm thấy bản thân không phù hợp và chán nản với công việc hiện tại, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho khoảng thời gian sắp tới để đảm bảo cuộc sống không bị xáo trộn.
Vạch rõ kế hoạch mới
Trừ khi bạn độc lập về tài chính và không cần một công việc mới để trang trải cuộc sống, bạn sẽ cần lập kế hoạch rõ ràng để đảm bảo kinh tế sau khi nghỉ việc.
Để tránh bị gián đoạn thu nhập, hãy cân nhắc bắt đầu làm việc mới ngay sau khi rời công ty cũ. Lưu ý, khi tìm kiếm công việc mới, hãy giữ bí mật. Đặc biệt, tránh bàn tán việc riêng bởi những gì bạn phát biểu trong thời gian này sẽ được mọi người ghi nhớ rất lâu. Luôn giữ hình ảnh chuyên nghiệp cho đến lúc rời công ty nhé!
Tìm hiểu về các loại bảo hiểm
Đối với hầu hết mọi người, mất việc đồng nghĩa với mất khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế, mặc dù vẫn có các lựa chọn để tiếp tục hoặc nhận bảo hiểm mới. Hãy chú ý đến các điều kiện để tiếp tục hưởng quyền lợi mà bảo hiểm y tế hay các loại bảo hiểm khác có thể hỗ trợ cho bạn khi nghỉ việc.
Thêm vào đó, bạn cần hỏi rõ nhân sự về sổ bảo hiểm xã hội. Bởi đây là một trong những giấy tờ quan trọng mà người lao động cần phải có để bảo vệ quyền lợi trong quá trình làm việc, nghỉ việc hoặc thuận tiện khi gia nhập công ty mới.
Trong khi đó, "bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp". Nhờ vào quỹ này mà người lao động vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề về việc làm...
Xem thêm:
Cân nhắc việc rút bảo hiểm xã hội một lần
Trên 5.000 doanh nghiệp được giải đáp thắc mắc liên quan đến Bảo hiểm xã hội
Hơn 350.000 người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong Quý II
Tiết kiệm một khoản tiền
Kể từ khi có ý định nghỉ công việc hiện tại, hãy dành ra một khoản tài chính để bảo đảm cuộc sống ổn định trong khoảng thời gian tìm kiếm công việc mới. Tiết kiệm ít nhất từ 3 - 6 tháng chi phí sinh hoạt là lý tưởng nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần đề phòng mọi khoản chi phí lớn sắp tới, chẳng hạn như sự cố về sức khỏe.
Sử dụng tối đa quyền lợi được hưởng
Trước khi đưa ra thông báo nghỉ việc, hãy tìm hiểu và tận dụng tối đa quyền lợi của người lao động, chẳng hạn như các khoản tiền phúc lợi, tận dụng những ngày nghỉ phép giữ nguyên lương, các loại bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội…).
Ngoài ra, bạn cũng nên ước tính ngày nghỉ phép còn lại, những khoản tiền thưởng/hoa hồng và làm rõ với công ty trước khi nghỉ việc. Đồng thời tìm hiểu điều kiện để nhận khoản lương cuối cùng. Bởi khoản tiền này có thể sẽ thay đổi lịch trình so với trước đây.
Viết một lá thư xin nghỉ việc hoàn hảo
Hãy chuẩn bị một lá đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, xúc tích, trình bày rõ ngày làm việc cuối cùng, khả năng bạn sẽ hỗ trợ công ty tìm người thay thế để đảm bảo công việc thuận lợi. Đừng quên gửi lời cảm ơn đến công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn phát triển kỹ năng trong suốt thời gian làm việc.
Lựa chọn thời điểm nghỉ việc
Đơn xin thôi việc của bạn sẽ được chấp nhận thuận lợi hơn nếu bạn rời công ty sau khi đã hoàn thành xong các nhiệm vụ. Đồng thời, nên sử dụng thời gian này để thu thập thông tin liên hệ nhằm giữ liên lạc với đồng nghiệp. Nếu bạn làm trong lĩnh vực cần tổng hợp bằng chứng về kinh nghiệm làm việc, hãy thu thập những gì bạn cần trước khi đưa ra thông báo nghỉ việc.
Chuẩn bị cho một cuộc trao đổi trước khi nghỉ việc
Khi nhận được đơn nghỉ việc, người sử dụng lao động có thể muốn cùng bạn ngồi lại để thảo luận về lý do nghỉ việc. Việc này có thể là một cách để công ty lắng nghe ý kiến của bạn, thu được thông tin để họ cải thiện hoặc muốn giữ chân bạn. Dù thế nào, hãy nhớ xử lý chuyên nghiệp để bạn rời đi một cách tốt đẹp.
Xem thêm:
30 Lời chúc công việc thuận lợi tốt đẹp, nhiều may mắn, nhiều thành công
70 stt áp lực công việc mệt mỏi, cap giải tỏa áp lực hài hước
60+ lời chúc chia tay đồng nghiệp chân thành, hay và cảm động
Thất nghiệp làm gì để kiếm tiền?
Khủng hoảng khi thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả tài chính. Nhiều người lo lắng không biết làm gì ra tiền trong khoảng thời gian này. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Nhận làm hợp đồng hoặc các công việc mang tính tạm thời
Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng khuyên người lao động nên tìm các công việc tạm thời hoặc hợp đồng ngắn hạn. Điều này không chỉ giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt, mà còn cho người khác thấy bạn đang làm việc. Nếu phát huy tốt năng lực cá nhân và đem lại hiệu quả cao trong công việc, người lãnh đạo có thể sẽ chiêu mộ bạn về công ty.
Tìm công việc freelancer
Freelancer (làm việc tự do) thực sự trở thành một bến đỗ lý tưởng cho những người đang tìm kiếm việc làm. Nếu có năng lực cùng tính tự giác cao, bạn có thể nhận nhiều dự án cùng một lúc. Tuy nhiên, trở thành freelancer đồng nghĩa với việc bạn không được hưởng các chính sách từ công ty như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Thêm vào đó, việc này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng lựa chọn các dự án phù hợp.
Tự kinh doanh
Nhiều người thường nói đùa rằng: "Để khỏi thất nghiệp, hãy tự tạo việc". Xây dựng cho mình một sự nghiệp kinh doanh riêng là dịp để bạn cọ xát với xã hội, tích lũy thêm kinh nghiệm sống. Song việc này không phải dễ dàng và tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, không thử sao biết bản thân không làm được. Nếu bạn có khiếu và có vốn để tự kinh doanh, hãy thử sức với mặt hàng mà bạn am hiểu và yêu thích.
Dù thành hay bại, những cố gắng của bạn sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận. Bởi việc này chứng tỏ bạn luôn cố gắng để phát triển bản thân, học hỏi các kỹ năng cần thiết. Nếu may mắn, bạn không chỉ cứu chính mình mà còn mang lại công việc cho nhiều người khác.
Tạo blog cá nhân
Lập một trang blog cá nhân chuyên nghiệp có thể trở thành công cụ hữu ích để bạn quảng cáo hình ảnh của chính mình. Tại đây, người xem sẽ có cảm giác bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực đang hoạt động. Đồng thời cũng giúp bạn khẳng định bản thân, đam mê nghề nghiệp và gây chú ý hơn với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, bạn vẫn có thể kiếm tiền từ trang blog này tương tự như các trang báo mạng khác, thông qua quảng cáo, bán hàng online, tiếp thị liên kết...
Làm gia sư/trợ giảng
Nếu bạn giỏi một môn học, một lĩnh vực nào đó, hãy ứng tuyển làm gia sư hoặc trợ giảng. Khảo sát qua một số trung tâm gia sư, với 2 giờ dạy kèm/buổi và 2 buổi/tuần, bạn có thể kiếm được trung bình từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. Công việc này vừa giúp bạn trang trải chi phí, vừa giúp bản thân thoải mái hơn khi được làm việc.
Làm nhà sáng tạo nội dung
Xu hướng trở thành nhà sáng tạo nội dung đang tăng lên, đặc biệt là trên nền tảng TikTok. Nếu bạn có khả năng tư duy và sáng tạo, hãy thử sức trong lĩnh vực này để tạo nên những nội dung tích cực, hấp dẫn khán giả.
Xem thêm:
Làm gì khi buồn để giải tỏa tâm trạng?
Cách hóa giải vợ chồng lục đục cực hay ai cũng cần nhớ
Bạn đã biết cách yêu bản thân đúng đắn chưa?
Làm gì khi thất nghiệp để tăng cơ hội có việc làm?
Nếu chỉ chăm chăm lên mạng tìm kiếm thông tin đăng tuyển thì cơ hội có việc làm mới là rất thấp. Theo các chuyên gia nghề nghiệp và các nhà hoạch định tài chính, việc tìm hiểu các lựa chọn hỗ trợ tài chính và thực hiện cách tiếp cận có chiến lược có thể khiến giai đoạn tìm việc ít áp lực hơn.
Tận dụng các mối quan hệ
Nếu một người quen giúp bạn gửi hồ sơ xin việc thì khả năng được chấp nhận sẽ cao hơn. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng các mối quan hệ cá nhân, rất hữu ích trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu thất nghiệp.
Vì vậy, ngoài tìm việc thông qua những mẩu tin đăng tuyển công khai, bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ. Theo Christy Noel, huấn luyện viên nghề nghiệp và là tác giả cuốn sách "Your Career Survival Guide: How to Get and Keep a Job in Times of Crisis" cũng đưa ra khuyến nghị nên tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua mạng lưới quen biết.
Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong hồ sơ xin việc
Việc soạn thảo hồ sơ xin việc để thu hút nhà tuyển dụng mất rất nhiều thời gian. Đừng quên sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực lao động mà bạn đang tìm kiếm. Hơn nữa, hiện nay, nhiều công ty/doanh nghiệp áp dụng ứng dụng phân loại của các thiết bị công nghệ, để sàng lọc danh sách ứng viên. Do đó, việc có nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong hồ sơ sẽ giúp các thiết bị dễ dàng phát hiện và xếp lên hàng đầu.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Người thất nghiệp càng lâu, càng có nguy cơ sa sút sức khỏe tinh thần. Vòng luẩn quẩn nộp hồ sơ, đi phỏng vấn rồi chờ đợi khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ vì lo lắng và cảm thấy lạc lõng.
Trong thời gian này, hãy duy trì một số mối quan hệ tốt đẹp để mang lại cảm giác tích cực. Xây dựng lịch trình sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hằng ngày lành mạnh, phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các công việc thiện nguyện để tâm trạng trở nên tốt hơn.
Tham gia các hoạt động tình nguyên
Hoạt động tình nguyên là việc làm ý nghĩa, giúp người tham gia trở nên hoạt bát và năng động hơn. Nhà tuyển dụng vì thế sẽ đánh giá cao nhân cách đạo đức và tìm năng làm việc độc lập của bạn. Ngoài ra, hoạt động này cũng hỗ trợ bạn nhận thức rõ mục tiêu và thành tựu. Hơn nữa, thông qua đó, bạn sẽ kết nối với mọi người trong cộng đồng. Những người này có thể mang đến cho bạn cơ hội việc làm.
Đầu tư ý tưởng mới
Việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là rất quan trọng để tăng cơ hội có việc làm. Do đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy lồng ghép chia sẻ những ý tưởng sáng tạo của bản thân có thể áp dụng vào thực tiễn như chiến dịch tiếp thị, dòng lợi nhuận mới hay tiết kiệm chi phí đầu tư. Từ đó thuyết phục các nhà tuyển dụng để có cơ hội làm việc tại môi trường mà bạn yêu thích.
Xem thêm:
55 câu nói tạo nghị lực cho giới trẻ
Nghị lực là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện ý chí nghị lực trong cuộc sống
Khát vọng là gì? Sống có khát vọng là sống như thế nào?
Tham gia một lớp học
Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng, người lao động nên đi học trong thời kỳ thất nghiệp. Việc học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực. Vì vậy, hãy dành thời gian, đầu tư nghiêm túc cho một khóa học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Ngoài ra, tại đây, bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.
Đừng nộp quá nhiều đơn xin việc
Theo Dorie Clark, tác giả quyển Entrepreneurial You: Monetize Your Expertise, Create Multiple Income Streams, and Thrive, nộp quá nhiều CV cùng một lúc, bạn càng khó kiếm được việc làm. "Bạn không thể chỉ gửi bản sơ yếu lý lịch khắp nơi và nghĩ rằng với số lượng lớn như vậy thì ai đó sẽ thuê bạn", bà nói. Thay vào đó, hãy dành thời gian, nỗ lực nâng cao kiến thức, tập trung cải thiện kỹ năng để tiếp cận với các công ty tiềm năng.
Ứng tuyển vào công ty bạn thích dù không phải là vị trí mong muốn
"Luôn linh hoạt và đạt được thành công bước đầu thực sự rất quan trọng", Sarina Virk Torrendell, Nhà sáng lập công ty huấn luyện nghề nghiệp withSarina nói. Thậm chí, bạn có thể nộp đơn xin việc vào một công ty bạn cảm thấy ấn tượng, mà không cần quan tâm đơn vị đó có đang tuyển dụng hay không. Sau khi làm một thời gian, bạn có thể chuyển hướng công việc.
"Làm gì khi bị thất nghiệp" sẽ không còn là câu hỏi áp lực nếu biết xây dựng chiến lược tìm việc bài bản hơn và ý thức kiểm soát tài chính cá nhân. Trải qua sự cố gắng không ngừng sẽ giúp bạn nâng cấp bản thân và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.
Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Sống đẹp.