Nên thay ga trải giường một lần/tuần (Ảnh: Getty Images)
"Hãy nghĩ về tất cả những điều bạn làm trên giường" - tiến sĩ Ackerley nói. "Không chỉ ngủ, giường có thể là nơi bạn làm việc, uống trà, ăn sáng hoặc thậm chí cũng là nơi ngủ của… thú cưng.
Dù bạn mặc quần áo khi ngủ, thì giường vẫn có thể gây bệnh cho bạn. Nếu bạn vẫn lười thay ga trải giường và cho rằng việc giặt giũ thường xuyên khiến bạn mệt mỏi thì đây là những lý do bạn nên suy nghĩ lại.
Vi khuẩn
Cơ thể chúng ta vốn có các loại vi khuẩn, nấm và chúng hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, giường là một nơi tuyệt vời để chúng sinh sản, nhất là khi trẻ nhà bạn chảy nước miếng, nước mũi hay tè dầm ra giường.
Một trong những vi khuẩn có thể lây lan trên ga trải giường là Staphylococcus aureus - một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da người hoặc trong nước mũi của một người khỏe mạnh, và mụn nhọt từ những người mắc bệnh này.
Các bệnh ngoài da, vết thương hở, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi và nhiễm trùng máu có thể nghiêm trọng hơn nếu các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Những vi khuẩn này tồn tại trên vỏ gối, ga trải giường nếu bạn không thay giặt trong một thời gian dài.
Bệnh nấm chân (nấm da pedis)
Nếu bạn bị nấm chân, rất dễ lây và nấm sẽ tồn tại trên ga trải giường. Ngay cả khi bạn đang điều trị, bạn cần làm sạch mọi thứ trước khi nó gây bệnh trở lại, bao gồm khăn trải giường, thảm lau chân, vớ (tất) và giày dép.
Giặt ga trải giường ở nhiệt độ cao để tiêu diệt các loại nấm trong máy giặt, cũng đừng quên giặt khăn tắm và thảm lau chân.
Nhiễm trùng nấm men
Một loại nấm là Candida albicans (gây bệnh tưa miệng) hay nấm men kí sinh trên da, đặc biệt tại các vị trí da nhăn, ẩm ướt hay vùng kín. Giường ngủ có thể là một nơi sinh sản hoàn hảo cho nấm men và có thể được loại bỏ thông qua giặt giũ kỹ lưỡng ở nhiệt độ cao và thường xuyên thay khăn trải giường.
Virus cúm
Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, virus sẽ lây lan qua hắt hơi, bắt tay. Thì bạn cần phải giặt và thay ga trải giường và áo gối thường xuyên hơn để bảo vệ cơ thể.
Con mạt bụi
Mạt bụi (Dermatophagoides) là những sinh vật cực nhỏ, kí sinh thông qua các lớp da chết. Chúng không mang bệnh, nhưng có thể gây ra vấn đề dị ứng và ngứa ngáy.
Người ta ước tính rằng một người trung bình có khoảng 10g tế bào chết/ngày, một nguồn thức ăn tuyệt vời cho mạt bụi. Khi tiêu hóa, trong chất thải của nó có một loại enzyme, có thể gây dị ứng. Làm trầm trọng các triệu chứng như hen suyễn và viêm mũi, ngạt mũi, ngứa, chảy nước mũi hoặc hắt xì hơi. Theo các bác sĩ tai mũi họng điều này kéo dài có thể gây ra vấn đề viêm xoang.
Mạt bụi thường trú ngụ trong phòng ngủ, trên nệm và ngay cả trong gối. Người ta cho rằng 10% trọng lượng tăng của một chiếc gối dùng trong 2 năm là do khối lượng từ mạt bụi và chất thải của chúng.
Cách đơn giản để làm cho giường sạch sẽ? * Đầu tiên là làm sạch bụi. Hút bụi trong phòng ngủ và dưới gầm giường. Phơi nệm, giặt chăn gối và ga trải giường. Nếu được thì mang ra tiệm giặt ủi, giặt nóng và sấy khô để không bị hỏng. * Sử dụng dung dịch xịt để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn và sinh vật kí sinh khác. * Giặt ủi trên 60°C nếu có thể, hoặc ngâm ở nước nhiệt độ đến 90°C. Sau đó giặt ở nhiệt độ bình thường nhưng luôn luôn sử dụng bột giặt hay nước giặt vì vi khuẩn phát triển tốt nhất ở nhiệt độ cơ thể, do đó, giặt giũ ở nước 30-40°C mà không có bột giặt thì sẽ không sạch được vi sinh vật. * Giặt giũ và dọn giường 1 lần/tuần nếu có thể, hoặc ít nhất là mỗi 2 tuần. * Vệ sinh cơ thể trước khi đi ngủ. * Giặt quần áo ngủ mỗi ngày. * Nếu bạn cho thú cưng (mèo, chó) lên giường, thì nên có một tấm chăn riêng và giặt ít nhất 1 lần/tuần. * Nếu có người bị bệnh, cần dọn sạch và giặt giũ chăn đệm thường xuyên hơn. |