Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Người từng mắc Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn

(VOH) - Một nghiên cứu mới cho thấy, những người từng mắc Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn và mối liên hệ này dường như đã tồn tại trong thời đại dịch bệnh - theo CNN.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, nhiễm trùng Covid-19 có liên quan đến chẩn đoán mới về bệnh tiểu đường - nghiên cứu được công bố hôm 14/2 trên JAMA Network Open.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Cedars Sinai ở Los Angeles đã nghiên cứu hồ sơ bệnh án của hơn 23.000 người trưởng thành từng mắc Covid-19 ít nhất một lần và xem xét khả năng những người này được chẩn đoán mới về bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao trong 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19 so với 3 tháng trước đó hay không.

Dữ liệu thô cho thấy, những người mắc Covid-19 có nguy cơ cao hơn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao và huyết áp cao sau khi bị nhiễm. Covid-19 làm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh tiểu đường mới trung bình khoảng 58%.

Covid-19
Covid-19 làm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh tiểu đường mới trung bình khoảng 58%. (Ảnh: makatimed)

Đọc thêm: 

Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo: gần 500 triệu người không biết mình mắc bệnh tiểu đường

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Tiến sĩ Luke Wander, trợ lý giáo sư y khoa tại Đại học Washington ở Seattle – người không tham gia vào nghiên cứu đáng giá, những phát hiện này giống với một số nghiên cứu khác và hơn hết là nó bổ sung dữ liệu gần đây. Điều này sẽ được sử dụng để đưa ra các chiến lược chăm sóc sức khỏe trong và sau đại dịch.

Một điểm mạnh khác của nghiên cứu là, nó bao gồm những người được chẩn đoán từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2022, vì vậy có thể ước tính rủi ro ngay cả sau khi biến thể Omicron quét qua Mỹ.

Nghiên cứu này cũng đáng chú ý vì đã xem xét vai trò của việc tiêm phòng và phát hiện ra rằng việc tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 có thể giúp người từng nhiễm bệnh chống lại bệnh tiểu đường.

Khi phân tích dữ liệu để phân biệt giữa những người đã được tiêm phòng và người chưa tiêm phòng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người được tiêm phòng hầu như không tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau Covid-19, nhưng những người không được tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gần 80%.

Các nhà khoa học không chắc chắn làm thế nào Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên Wander cho rằng có một số lý do: “Rất có thể vi rút có thể trực tiếp thay đổi khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin của cơ thể hoặc cũng có thể những thay đổi về lối sống trong thời kỳ đại dịch như ít tập thể dục hơn và ăn nhiều đồ ăn vặt hơn - có thể góp phần gây nên bệnh tiểu đường”.