Tiêu điểm: Nhân Humanity

Suy giảm miễn dịch là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách tăng cường miễn dịch

(VOH) - Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể khiến bạn mắc phải rất nhiều bệnh tàn phá sức khỏe.

Suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp). Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ cấp.

suy-giam-mien-dich-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-tang-cuong-mien-dich-voh-1

Suy giảm miễn dịch khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể (Nguồn: Internet)

Suy giảm miễn dịch khiến cho cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Đây là loại rối loạn giúp các vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc sơ cấp xuất hiện khi bạn chào đời, suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc thứ cấp là loại rối loạn mà bạn mắc phải sau này, loại này phổ biến hơn rối loạn bẩm sinh.

Dấu hiệu bị suy giảm miễn dịch

Nhận biết sớm cơ thể bị suy giảm miễn dịch sẽ giúp bạn có cách khắc phục sớm hơn, từ đó sẽ ngăn chặn các virus và vi khuẩn nguy hiểm xâm hại.

Dấu hiệu suy giảm miễn dịch gồm có:

suy-giam-mien-dich-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-tang-cuong-mien-dich-voh-2

Hệ miễn dịch suy giảm khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh (Nguồn: Internet)

  • Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, ho, đau họng và cúm, thì đó là dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đang bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bạn cũng dễ bị các nhiễm trùng hô hấp ngay cả khi không uống đồ lạnh.
  • Khi hệ miễn dịch suy giảm, bạn cũng có thể thường xuyên bị các vấn đề về dạ dày và tiêu chảy, nhiễm trùng đường niệu hoặc có nướu nhạy cảm.
  • Nổi mụn trên da và các triệu chứng khác như ngứa da kéo dài cũng là triệu chứng báo hiệu tình trạng suy giảm miễn dịch. Những triệu chứng này có thể do nhiễm nấm.
  • Hệ miễn dịch suy giảm còn có biểu hiện là dễ bị các phản ứng dị ứng hơn so với những người khác. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng không nhất thiết là do hệ miễn dịch kém. Trong một số trường hợp, nó là dấu hiệu của hệ miễn dịch siêu nhạy vì dị ứng là dấu hiệu hệ miễn dịch đang bảo vệ cơ thể.

Nếu những dấu hiệu trên không thuyên giảm sau khi điều trị một thời gian nhất định, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe để xem bạn có mắc phải bệnh suy giảm miễn dịch hay không.

Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch có thể do các nguyên nhân sau:

  • Suy giảm miễn dịch do di truyền.
  • Suy giảm miễn dịch do bệnh HIV/AIDS, suy dinh dưỡng (đặc biệt là những người không ăn đủ chất đạm).
  • Nhiều bệnh ung thư có thể gây suy giảm miễn dịch.
  • Những người không còn lá lách do phải cắt bỏ thì có nguy cơ cao mắc phải chứng suy giảm miễn dịch và bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn nhất định.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
  • Suy giảm miễn dịch do tuổi càng ngày càng cao, hoặc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có khả năng miễn dịch kém.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.

Bị suy giảm miễn dịch phải làm sao?

Thông thường, khi hệ thống miễn dịch yếu đi sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tăng cường khả năng miễn dịch càng sớm càng tốt nhằm giúp cơ thể kháng cự các yếu tố gây bệnh tiềm tàng cũng như đề phòng các biến chứng khác.

Dưới đây là một số biện pháp sẽ giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch một cách tự nhiên tại nhà.

  1. Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng

suy-giam-mien-dich-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-tang-cuong-mien-dich-voh-3

Ngủ đủ giấc để bảo vệ hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)

Tác hại của thiếu ngủ và căng thẳng tột độ làm gia tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể, kiềm hãm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong thời gian dài. Chính vì vậy, để tăng cường cũng như tránh suy giảm hệ miễn dịch, bạn nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và giảm căng thẳng trong cuộc sống.

  1. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc

Thói quen hút thuốc tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch và gia tăng nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi với cả người hút và người hít khói thuốc. Vì thế, bạn hãy từ bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá để hệ thống miễn dịch không bị ảnh hưởng.

  1. Hạn chế uống rượu bia

Uống quá nhiều bia rượu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hạn chế uống các chất có cồn để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

  1. Ăn nhiều rau củ quả và các loại đậu

suy-giam-mien-dich-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-tang-cuong-mien-dich-voh-4

Ăn nhiều rau của hơn mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Ăn nhiều rau củ quả cùng các loại hạt, các loại đậu sẽ giúp bạn được cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đáp ứng nhu cầu của hệ miễn dịch. Theo một nghiên cứu tiến hành trên những người lớn tuổi, ăn nhiều rau củ và trái cây giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với vắc xin Pneumovax, loại vắc xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại viêm phổi Streptococcus.

  1. Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các loại thực phẩm bổ sung giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng dạ dày. Các sản phẩm sữa lên men, sữa chua…cũng giúp giảm viêm đường hô hấp ở người lớn và trẻ nhỏ.

  1. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời tác động đến quá trình sản sinh vitamin D của da. Vào mùa hè, bạn nên phơi nắng khoảng 10 - 15 phút. Ở một vài nơi, lượng ánh nắng không đủ để cung cấp vitamin D cho cơ thể và đôi khi họ cũng thiếu nguồn cung cấp vitamin D. Điều này khiến cơ thể thiếu vitamin D cần thiết và sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

  1. Ăn tỏi

suy-giam-mien-dich-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-tang-cuong-mien-dich-voh-5

Tỏi giúp kháng khuẩn, bảo vệ hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)

Tỏi là thực phẩm kháng sinh và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Các nghiên cứu cho thấy, dùng tỏi hàng ngày giảm được 70% nguy cơ cảm lạnh. Chất allicin có tác dụng kháng khuẩn cao, song không sẵn có trong tỏi. Khi được cắt mỏng hoặc đập dập, chất aliin trong tỏi qua xúc tác mới biến thành allicin. Do đó, tỏi càng cắt nhỏ hoặc đập nát thì tác dụng chống bệnh tật càng cao.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
  2. Trang hellobacsi.com
  3. Trang Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở
Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng hệ miễn dịch: Nghiên cứu mới cho thấy lạm dụng thuốc kháng sinh làm bạch cầu trung tính (neutrophil) - một loại tế bào miễn dịch - hoạt động kém hiệu quả trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm.
Thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch: Nghiên cứu gần đây cho thấy càng có nhiều vi khuẩn tốt trong ruột của bạn thì hệ miễn dịch càng được củng cố.
Bình luận