Trẻ sơ sinh bị vàng mắt là một hiện tượng đương đối phổ biến ở những trẻ mới sinh. Theo các số liệu thống kê, hơn 50% trẻ sau khi sinh ra từ 2 – 3 ngày liền xuất hiện hiện hiện tượng lòng trắng mắt biến thành màu vàng và phần lớn trẻ chỉ có duy nhất triệu chứng này mà không kèm theo dấu hiệu nào khác. Ở nhiều trường hợp, tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng mắt sẽ tự hết, nhưng một số khác lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Hiện tượng mắt trẻ sơ sinh bị vàng là gì ?
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt là một biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng lòng trắng mắt trẻ có màu vàng. Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Có 2 loại vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý:
-
Vàng mắt vàng da sinh lý
Thông thường, vàng mắt vàng da sinh lý sẽ biến mất sau khoảng thời gian ngắn. Thường xuất hiện sau 24 giờ tuổi và mất đi trong 1 tuần (đối với trẻ sinh non là khoảng 2 tuần).
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý bao gồm: mắt trẻ sơ sinh có màu vàng, vàng da ở một số vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng. Không đi kèm theo các triệu chứng như gan lách to, bỏ bú, thiếu máu....
Nồng độ bilirubin trong máu không vượt qua ngưỡng 12mg% (trẻ đủ tháng) và không vượt ngưỡng 5mg% (trẻ thiếu tháng). Ngoài ra, chỉ số bilirubin trong máu trong khoảng 24 giờ không quá 5mg%.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể do sinh lý hoặc bệnh lý (Nguồn: Internet)
-
Vàng da vàng mắt bệnh lý
Thường xuất hiện khoảng 24 giờ sau sinh. Trẻ bị vàng da toàn thân (kể cả lòng bàn tay, bàn chân), đặc biệt, mắt trẻ sơ sinh bị vàng ở kết mạc. Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện các triệu chứng khác như co giật, bỏ bú, lừ đừ, mệt mỏi, gồng cứng người, hạ thân nhiệt,...
Sau sinh 1 tuần trẻ không hết vàng da (với trẻ sinh đủ tháng) và 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng).
Đo chỉ số bilirubin trong máu cao hơn ngưỡng bình thường.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể do nồng độ bilirubin được sản xuất quá mức bình thường. Đây là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Ở trẻ độ tuổi tập đi và người lớn, gan có nhiệm vụ xử lý bilirubin sau đó thải qua đường ruột. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh gan vẫn đang trong giai đoạn phát triển và vẫn chưa đủ khả năng để loại bỏ bilirubin nên đã gây nên tình trạng ứ đọng ở mật. Hiện tượng vàng mắt do ứ mật có thể gặp ở:
- Trẻ sinh non (sinh trước 37 tuần).
- Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng sữa cần thiết.
- Nhóm máu của bé không tương thích với máu của mẹ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị vàng, bao gồm:
- Nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
- Viêm đường mật - một tình trạng trong đó các ống mật của em bé bị chặn hoặc bị sẹo.
- Thiếu enzym.
- Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ (xuất huyết trong).
- Có một sự bất thường của các tế bào hồng cầu của em bé khiến chúng bị phá vỡ nhanh chóng.
- Có vấn đề ở ở gan, đặc biệt là bệnh viêm gan B.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có sao không?
Thông thường, nếu trẻ bị vàng mắt sinh lý sẽ không đáng quan ngại nhưng nếu trẻ bị vàng da vàng mắt do bệnh lý thì lại khá nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng bilirubin não cấp tính: Trẻ thường biểu hiện không tập trung, ngủ li bì, sốt cao, bỏ bú. Bilirubin có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tế bào nên sẽ gây ra các biến chứng khó lường.
Khi trẻ có hiện tượng vàng da ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm (Nguồn: Internet)
- Biến chứng vàng da toàn thân: Chỉ số bilirubin khi vượt quá ngưỡng cho phép không chỉ gây ra tình trạng vàng mắt ở trẻ sơ sinh mà còn gây vàng da nhân. Lúc này, vùng tổn thương ở não sẽ không thể phục hồi được nên sẽ gây bại não hoặc tử vong ở trẻ.
Do đó, nếu thấy trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng mắt, vàng da ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí nhanh và kịp thời.
Cách trị tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng
-
Chẩn đoán
Thông thường, trẻ sơ sinh bị vàng mắt sẽ được thăm khám qua các biểu hiện bên ngoài và chỉ định đo nồng độ bilirubin trong máu.
Nếu hiện tượng vàng mắt kéo dài hơn 2 tuần, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các rối loạn tiềm ẩn.
-
Điều trị
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách cho bé tắm nắng, bổ sung thêm vitamin D. Hoặc cho bé bú nhiều nhiều sữa mẹ để chất bilirubin bị đào thải nhanh qua đường tiêu hóa. Vàng da vàng mắt sinh lý thường sẽ tự hết trong khoảng 2 – 3 tuần.
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt bệnh lý nặng hơn cần phải được nhập viện để bác sĩ thăm khám và điều trị tích cực.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Trong trường hợp bé sơ sinh bị vàng mắt sinh lý, ba mẹ có thể tham khảo một số bí quyết chăm sóc bé sau đây:
- Tích cực cho bé bú sữa, khoảng 2 tiếng 1 lần.
- Cho trẻ tắm nắng từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần tắm từ 10 – 15 phút.
- Nếu trẻ bị vàng mắt kéo dài hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng mắt là đảm bảo bé được cho bú sữa mẹ đầy đủ. Trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn, trẻ sơ sinh bú mẹ nên có 8 – 10 cữ bú một ngày. Đối với trẻ dùng sữa bột, hãy cho con ăn khoảng 30 – 60ml sau 2 – 3 tiếng.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý quan sát bé kỹ trong 5 ngày đầu tiên sau khi chào đời. Khi thấy bé có dấu hiệu bất thường thường như: sốt cao trên 38 độ C, da trẻ sơ sinh có màu vàng đậm, trẻ thường khóc thét, bú kém và phản ứng chậm với môi trường xung quanh thì hãy đưa đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
Như vậy, tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể là hiện tượng sinh lý nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ứ mật, viêm gan B... Vì thế, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của con khi thấy bé có hiện tượng này để có thể chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa.
Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị ghèn nhiều và cách chăm sóc : Chăm sóc trẻ sơ sinh là khâu vô cùng quan trọng, bởi giai đoạn này trẻ rất dễ mắc phải các bệnh như mắt trẻ sơ sinh bị ghèn nhiều, viêm tuyến tắc tuyến lệ.