Đăng nhập

Điểm tình hình thế giới

(VOH) - Tuần qua, tình hình chính trị Thái Lan tiếp tục diễn biến phức tạp. Càc cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn diễn ra suốt hai tuần qua, cảnh sát bất lực, quân đội phải can thiệp để giải quyết vấn đề.

Điểm tình hình thế giới

Sinh viên biểu tình tập trung trước tòa nhà chính phủ rạng sáng 6-9.

(VOH) - Tuần qua, tình hình chính trị Thái Lan tiếp tục diễn biến phức tạp. Càc cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn diễn ra suốt hai tuần qua, cảnh sát bất lực, quân đội phải can thiệp để giải quyết vấn đề. Và máu đã đổ khiến tình hình ngày càng căng thẳng. Cuối cùng, người đại diện của thủ tứớng Samak là bộ trưởng ngọai giao Bunnag cũng đã nộp đơn từ chức cho thủ tướng.

 

Tình hình kinh tế cũng không khả quan gì hơn, chỉ số chứng khoán của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng qua. Ngành du lịch cũng rơi vào tình hình sút giảm nghiêm trọng. Hiện đã có 12 nước khuyến cáo công dân không nên đến Thái Lan. Dự báo ngành du lịch có thể thất thu khỏang 50-60 tỷ baht tức vào khỏang từ 24.000 đến 28.700 tỷ đồng VN.

 

Cuối tuần này, Thượng viện Thái Lan đã thông qua dự luật trưng cầu dân ý về tương lai của chính phủ. Các nghị sĩ đề nghị Thủ tướng Samak Sundaravej đối thoại với các bên liên quan càng sớm càng tốt. Nếu đối thoại cũng không giải quyết được vấn đề, họ đề nghị Thủ tướng phải giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm để những người biểu tình giải tán, công nhân viên các công ty nhà nước chấm dứt đình công và tham gia biểu tình.

 

Cuốc khủng hỏang vùng Kavkas vẫn diễn biến phức tạp, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã lên tiếng cảnh báo EU rằng Nga vẫn có thể áp dụng biện pháp trừng phạt nếu EU thực hiện các biện pháp trả đũa.

 

Trong khi đó, tuần báo Đức Der Spiegel khẳng định họ có trong tay số tài liệu cho thấy Grudia đã tích cực chuẩn bị kế hoạch quân sự chống Nam Ossetia và xua quân đánh Nam Ossetia trước khi xe tăng Nga tiến vào đường hầm Roki nối liền Nga và Grudia.

 

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Brussels đã tuyên bố quyết định ngừng đàm phán với Nga về hiệp định quan hệ đối tác chiến lược đến khi Nga rút hết quân khỏi Grudia. Tuy nhiên liên minh châu Âu sẽ không áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga vì còn lệ thuộc vào nguồn năng lượng Nga.

 

Cũng từ hội nghị này, quan điểm của tổng thống Pháp Sarkozy được nhiều người chú ý.

Ông cho rằng: “Thế giới không còn đơn cực. Không một nước nào có khả năng áp đặt quan điểm của mình nữa”. “Vì thế, cần nghĩ đến một trật tự thế giới mới để giải quyết các vấn đề toàn cầu”.

 

Ông Sarkozy đặc biệt chú ý đến Nga và Trung Quốc. Ông cho rằng hai nước có được uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế và dẫn đến sự cáo chung của thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu.

 

Cũng tương tự một quan điểm như vậy, tờ báo Guardian của Anh trong bài viết với đề tựa Gruzia là mồ chôn thế giới đơn cực của Mỹ cho rằng việc Nga công nhận nền độc lập của 2 nước Cộng hòa tự trị Nam Osetia và Abkhazia bất chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ cho thấy “thời đại Mỹ là cực sức mạnh duy nhất đã qua rồi. Trật tự thế giới mà Tổng thống George Bush bố tuyên bố vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã, đã không còn tồn tại nữa”.

 

Cũng theo nhận định của tờ Guardian, trong gần hai chục năm qua, khi nước Nga chìm đắm trong khủng hoảng và Trung Quốc đang bắt đầu phát triển, Mỹ đã tận dụng ảnh hưởng toàn cầu của mình để tự ban cho mình quyền xâm lược và chiếm đóng các nước khác mà không cần chú ý đến công pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế, đồng thời thành lập những khối liên minh không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động nhằm thao túng nền chính trị thế giới.

 

Nhưng giờ đây, nước Nga đã quyết định ngăn chặn khuynh hướng đó và chứng tỏ các mệnh lệnh của Mỹ không phải nơi nào cũng có hiệu lực. Điều này không những thể hiện trong quan hệ Nga - Mỹ mà còn thể hiện tại nhiều khu vực khác - từ Trung Á cho đến Mỹ La tinh. Theo tờ Guardian, thế giới ngày càng bất mãn với những hành động độc đoán của Mỹ mà còn bởi vì Mỹ quá kiêu ngạo nên đã phung phí sức mạnh của mình và không còn có thể ngăn chặn sự trở lại của thế giới đa cực.

 

Trong tuần, việc từ chức của thủ tướng Nhật, ông Fukuda từ chức đã mở đầu cuộc chạy đua cho các ứng viên thủ tướng mới, trong đó Cựu ngoại trưởng nước này ông Taro Aso, người đang dẫn đầu cuộc đua gồm 6 ứng cử viên tranh chức Chủ tịch đảng cầm quyền Dân chủ Tự do

 

Đáng chú ý là trong số 6 ứng cử viên Thủ tướng lần này có bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Nếu bà này giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử trong nội bộ đảng LDP sắp tới, Nhật Bản sẽ có một nữ Thủ tướng đầu tiên.

 

Đối với người dân nước Mỹ, năm 2008, là năm mà cuộc sống của đa phần người lao động chật vật, do suy thóai kinh tế, do giá lương thực, giá dầu hỏa và sinh họat tăng cao vì những cuộc chiến không thấy lối thóat của Mỹ ở Iraq và Afghanistan cùng những cuộc tranh cãi triền miên với Iran, Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Lầu Năm Góc vừa cho biết nguồn thu từ việc bán vũ khí ra nước ngoài trong năm tài chính 2008 kết thúc vào cuối tháng 9 ước đạt khoảng 34 tỷ USD, tăng 45% so với năm trước. Afghanistan, Arập Xê-út, Ma-rốc, Ai Cập và Iraq là những quốc gia có hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất với Mỹ trong năm qua. Thu nhập nhiều nhất là các nhà thầu quân sự trong nước như tập đoàn Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics và Raytheon.

vankha

Bình luận