Đăng nhập

Tiêu điểm thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần qua, tâm điểm chú ý của thế giới vẫn hướng về thị trường tài chính phố Wall, với tâm trạng chờ đợi quyết định của quốc hội Mỹ cho việc ứng cứu cuộc khủng hỏang tài chính mà qui mô của nó cón lớn hơn cuộc đại khủng hỏang tài chính lần thứ nhất cách đây 80 năm.

Tiêu điểm thế giới tuần qua

Chi nhánh Ngân hàng Washington Mutual ở New York.

(VOH) - Tuần qua, tâm điểm chú ý của thế giới vẫn hướng về thị trường tài chính phố Wall, với tâm trạng chờ đợi quyết định của quốc hội Mỹ cho việc ứng cứu cuộc khủng hỏang tài chính mà qui mô của nó cón lớn hơn cuộc đại khủng hỏang tài chính lần thứ nhất cách đây 80 năm. Trong lúc các nhà lập pháp Hoa Kỳ tranh luận với nhau về kế hoạch cứu nguy kinh tế trị giá 700 tỉ đô la, một trong các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là Washington Mutual đã bị sụp đổ dưới sức nặng của những khoản đầu tư bị thất bại trong thị trường tín dụng nhà đất.

Đây là vụ sụp đổ của ngân hàng được coi là lớn nhất nước Mỹ. Sự sụp đổ này đã được báo trước, nguyên nhân của nó vẫn là những nguyên nhân cũ của các ngân hàng đã sụp đổ trước đây với các khỏan cho vay nợ xấu không thu hồi được.Sự sụp đổ của Công ty Washington Mutual, có bản doanh ở Seattle, là một diễn tiến có thể nói là đổ thêm dầu vào lửa, thúc đây mạnh thêm hiệu ứng domino của cuộc khủng hỏang tài chính, nếu chính phủ Mỹ và nền tài chính thế giới không có một liệu pháp đủ mạnh để ngăn chận vết dầu loang sẽ càng ngày càng tuột ra khỏi sự kiểm sóat.

Washington Mutual đã phải gánh chịu những khoản nợ hàng tỉ đô la vì họ đầu tư quá nhiều vào việc bán các khoản nợ cho vay mua nhà có nhiều rủi ro cho những khách hàng và các khach này sau đó đã không có khả năng hoàn trả.

Đây là lần thứ nhì công ty J.P. Morgan mua lại một tổ chức tài chánh gặp khó khăn vì vụ khủng hoảng tín dụng nhà ở. Mấy tháng trước, họ đã mua công ty Bear Stearns với giá hơn 2 tỉ đô la.

Tổng Thống Bush phải một lần nữa làm công việc trấn an các thị trường tài chính rằng thể nào các nhà lập pháp Mỹ cũng đạt được một thỏa thuận để tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Các cuộc tranh luận cho đề án bơm thêm 700 tỉ dollar để giải cứu nền tài chính nước Mỹ đã tan vỡ hôm thứ Năm, sau khi các chính khách Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện phản đối kinh phí quá lớn của kế hoạch cứu nguy. Họ đặt câu hỏi rằng chương trình cứu nguy 700 tỷ đôla có thực sự đem lại hiệu quả hay không. Và những người chịu thuế ở Mỹ đang tự hỏi tại sao họ lại bị kẹt vào chỗ phải trả tiền cho kế hoạch đó để gánh chịu các hậu quả nếu như kế hoạch thất bại. Báo Le Monde của Pháp mô tả việc giải cứu này bằng một câu đơn giản : “ Tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa thua lỗ, còn ý tưởng nào thú vị hơn nữa?”

Trước đó vào đầu tuần, cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới ở Liên Hiệp quốc gần như nhất trí cho rằng tình trạng hỗn loạn tài chính trong nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu. Trong khi cuộc khủng hoảng ngày càng rõ nét, giá chứng khoán sụt giảm trên khắp thế giới.

Châu Á cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hỏang này. Trong đó chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản Hàn quốc và một số nước khác.

Mối quan ngại lớn nhất cho những nước như Trung quốc và Nhật Bản khởi đầu từ chính phủ bởi vì cả hai chính phủ đều đầu tư hàng trăm tỷ đôla vào các chứng khoán của Hoa Kỳ. Cũng không phải là lạ khi đã có những người Trung quốc đã phải tự tử vì đặt niềm tin của mình vào thị trường chứng khóan phố WALL. Sau cơn chấn động vừa qua, những cổ phiếu của họ chỉ còn là những tờ giấy trắng.

Trong khi đó tình hình dân chúng ở Mỹ đã mất kiên nhẫn, tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa thua lỗ, có lời là tôi ăn, còn thua lỗ thì đã có xã hội gánh chịu. Nhiều người đã xuống đường phản đối kế họach giải cứu này bởi nếu nó được thông qua, nợ của nước Mỹ sẽ vượt quá mốc 10 ngàn tỉ USD, một con nợ khổng lồ với mức nợ kỷ lục. Tất cả số tiền đó đều đổ lên đầu người chịu thuế nước Mỹ.

Thủ Tướng Anh Gordon Brown, nói những vấn đề của thế giới không thể được giải quyết trừ phi các quốc gia cùng phối hợp hành động. Ông kêu gọi các nước phải hiệp lực và ủng hộ nỗ lực của Hoa Kỳ để ngăn chận khủng hoảng xảy ra.

Trong bài phát biểu cuối cùng trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình, Tổng Thống Bush vẫn nhấn mạnh chủ đề mà từ trứớc đến này ông rất thích nói đến, đó là chống khủng bố. Có thể đây không phải là nhận định của riêng ông, nhưng buộc ông phải nói đến vì nó gắn liền với quyền lợi của những tư bản kếch xù, những người đã dốc hầu bao cho các cuộc vận động tranh cử của Đảng Cộng Hòa, để sau đó họ kinh doanh trở lại bằng những hợp đồng vũ khí và hậu cần béo bở từ cuộc chiến mà Mỹ đã chủ động phát động, được ngụy trang với cái vỏ hào nhóang, cuộc chiến chống khủng bố.

Trong tuần, lịch sử nghiên cứu không gian của Trung quốc bước sang trang mới khi Trung quốc cho phóng tàu vũ trụ với 3 thành viên phi hành lên không gian.

Ở dưới đất, lệnh cấm mua bán các sản phẩm sữa Trung Quốc đã gia tăng trong ngày thứ năm giữa lúc các chính phủ trên khắp thế giới lấy các sản phẩm của Trung Quốc ra khỏi quầy hàng và tiến hành những cuộc xét nghiệm melamine.

Các mặt hàng sữa xuất khẩu là một trong các khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm Trung Quốc thu về hơn 3 tỉ rưỡi đô la nhờ vào việc xuất khẩu các mặt hàng này.

Tại Trung Quốc, có 4 em bé thiệt mạng và 53,000 em khác bị ngã bệnh vì uống phải sữa có chất melamine. Hóa chất công nghiệp này gây ra bệnh sạn thận. Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF mới đây đã lên tiếng đả kích những hành động vô lương tâm của những người liên can tới vụ tai tiếng sữa độc ở Trung Quốc. Họ gọi vụ bê bối này là 'đáng kinh tởm'.

vankha

Bình luận