Đăng nhập

Điểm tình hình thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần qua, trong tình trạng tiến thóai lưỡng nan, giữa một bên là cáo buộc của liên minh cầm quyền và yêu cầu đòi buộc tội tổng thống với 1 bên là áp lực phải từ chức, Tổng thống Pervez Musharraf của Pakistan cuối cùng đã chọn lựa phương án từ chức có điều kiện để không phải đối mặt với việc bị luận tội.

Điểm tình hình thế giới tuần qua

Tổng thống Pervez Musharraf

(VOH) - Tuần qua, trong tình trạng tiến thóai lưỡng nan, giữa một bên là cáo buộc của liên minh cầm quyền và yêu cầu đòi buộc tội tổng thống với 1 bên là áp lực phải từ chức, Tổng thống Pervez Musharraf của Pakistan cuối cùng đã chọn lựa phương án từ chức có điều kiện để không phải đối mặt với việc bị luận tội.

Theo 1 thông tin từ chính phủ thì ông Musharraf yêu cầu liên minh cầm quyền cho phép mình sống ở nông trại tại Islamabad và không bị đưa ra truy tố sau khi rời ghế Tổng thống. Tuy nhiên, người phát ngôn phủ Tổng thống, lại lên tiếng bác bỏ thông tin trên và khẳng định vấn đề này mới chỉ đang được xem xét trên bàn đàm phán.

Sau cuộc đảo chính quân sự năm 1999, tướng Musharraf đã trở thành đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Thời gian đầu, điều này được phe đối lập chấp nhận, nhưng sau đó tỷ lệ ủng hộ của công chúng dành cho Tổng thống bị giảm xuống thảm hại nhất là khi ông âm mưu can thiệp vào bộ máy tư pháp nước này.

Tuy nhiên, tình hình Pakistan không phải là tâm điểm chú ý. Tiêu điểm của truyền thông thế giới tuần qua chính là vụ xung độ ở Kavkas.

Sau khi có đề nghị ngừng bắn, tình hình vẫn còn rất căng thẳng Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Đại tướng Anatoly Nogovitsyn nói rằng phía Nga rất lo ngại việc Mỹ vừa cho 2 máy bay vận tải quân sự C-17 chở hàng đến Gruzia. Phía Mỹ và Grudia nói rằng đó là hàng nhân đạo, nhưng phía Nga e ngại đó là chuyến bay chở vũ khí. Sự lo ngại càng gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố rằng Mỹ sẽ sử dụng cả máy bay và tàu hải quân để phân phối hàng cứu trợ đồng thời đòi Nga phải rút quân khỏi Gruzia.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thành phố du lịch Sochi bên bờ Biển Đen gần Gruzia để gặp Tổng thống Nga Dmitry Mevedev để nhằm làm dịu đi tình hình, tuy nhiên, quan hệ Nga – Gruzia càng ngày càng căng thẳng thêm khi Quốc hội Gruzia đã quyết định rút nước này khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Điều gì năm phía sau các cuộc xung đột vừa qua. Đó chính là cuộc xung đột về dầu hỏa. Khu vực bao quanh Caspian và Hắc hải giáp Iran, Nga, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan chứa một nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ, với trữ lượng ước tính là 35 tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ mét khối khí.

Hiện đã có một hệ thống đường ống dẫn dầu đang hoạt động, có tên Baku-Tbilisi-Ceyhan, nhằm vận chuyển dầu từ khu vực Caspian tới thị trường toàn cầu. Ngoài hệ thống này, các công ty phương Tây còn đang dự định xây một hệ thống đường ống qua Gruzia để vận chuyển khí gas từ Caspian tới Áo, tạo một nguồn cung nhiên liệu khác cho Tây Âu, khu vực vẫn nhập khẩu tới 1/3 lượng nhiên liệu tiêu thụ từ Nga.

Gruzia hiện được xem là một mắt xích then chốt trong hành lang năng lượng Đông - Tây. Bởi vậy, các chuyên gia năng lượng cho rằng, sự đối đầu giữa Nga và Gruzia có thể đe dọa các kế hoạch của Mỹ trong việc tiếp cận sâu hơn tới những nguồn năng lượng của Trung Á, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu của châu Á bùng nổ và tình hình nguồn cung hạn hẹp đã đẩy giá dầu lên tới những mức giá chưa từng có. Cuộc xung đột Kavkas, suy cho cùng là cuộc xung đột về quyền lợi khai thác năng lượng.

Tình hình Grudia chưa có lối thóat, thì việc Ba Lan đã ký thỏa thuận sơ bộ cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ Ba Lan như lửa đổ thêm dầu. Matxcơva cho rằng kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa sẽ làm đảo lộn thế cân bằng quân sự ở châu Âu và cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu Ba Lan và CH Séc đồng ý với Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Dự án này thực sự không liên quan tới đe dọa tên lửa từ Iran mà nhằm chống lại Nga”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã hủy chuyến thăm Ba Lan theo lịch trình sau khi thỏa thuận trên được ký. Theo hãng tin Interfax, phản ứng mạnh mẽ nhất của Nga là từ tướng Anatoly Nogovitsyn, người lên tiếng cảnh báo rằng Ba Lan không thể tránh khỏi bị trừng phạt. Tướng Anatoly thậm chí còn nói rằng Ba Lan có khả năng bị tấn công, có thể bằng vũ khí nguyên tử.

Dường như chẳng chưa đủ với Grudia và Ba lan, mối quan hệ Nga Ukraina cũng căng thẳng khi nước này đòi hỏi từ nay, Hạm đội Biển Đen của Nga muốn qua lại biên giới Ukraine phải được Bộ Quốc phòng Ukraine cho phép, còn quân nhân trên tàu phải làm thẻ di trú và báo cáo những vật chở trên tàu. Bộ Ngoại giao Nga gọi những hành động nêu trên của Ukraine là bước đi mới chống lại nước Nga. Theo phía Nga, sự có mặt và nội quy đi lại của Hạm đội Biển Đen ở Crimea đã được quy định trong các hiệp ước giữa hai quốc gia năm 1997.

Trở lại Đông Nam Á, cảnh sát Thái Lan ngày đã thông báo lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và phu nhân hiện đang sống lưu vong tại Anh. Lệnh bắt có hiệu lực 15 năm đối với ông Thaksin và 10 năm đối với vợ ông, bà Pojaman Shinawatra. Động thái trên được thực hiện khi các cơ quan luật pháp Thái Lan bắt đầu tiến trình tìm cách dẫn độ cựu Thủ tướng Thaksin cùng vợ về nước. Việc Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan thông báo và gửi lệnh bắt tới các cơ quan chức năng, trong đó có Viện Công tố Thái Lan là bước đi cần thiết để chuẩn bị các thủ tục đề nghị dẫn độ vợ chồng ông Thaksin. Hai quyết định bắt giữ nói trên đã được Toà án Tối cao Thái Lan phát lệnh sau khi vợ chồng ông Thaksin xin tị nạn chính trị tại Anh và không ra trình diện trước Tòa theo quy định.

Cùng với lệnh bắt giữ, Toà án Tối cao cũng đã quyết định tịch thu khoản tiền bảo lãnh tại ngoại gần 390.000 USD của vợ chồng ông Thaksin. Ủy ban kiểm soát tài sản Thái Lan yêu cầu các ngân hàng phong tỏa 69 tỉ baht trong tài khoản ở 16 ngân hàng và tiến hành vụ kiện để tịch thu số tài sản bị cáo buộc là giành được bất hợp pháp lên tới 76 tỉ baht. Hiện các công tố viên đã hoàn tất hồ sơ và trình lên văn phòng Tổng chưởng lý.

vankha

Bình luận