Đăng nhập

Thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần qua, một tin đồn lan truyền trong giới truyền thông Nga nói rằng nước này có thể thiết lập căn cứ quân sự ở Cuba nhằm đáp trả kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba lan và CH Sec khiến quan hệ Nga Mỹ trở nên căng thẳng.
Thế giới tuần qua

(VOH) - Tuần qua, một tin đồn lan truyền trong giới truyền thông Nga nói rằng nước này có thể thiết lập căn cứ quân sự ở Cuba nhằm đáp trả kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba lan và CH Sec khiến quan hệ Nga Mỹ trở nên căng thẳng.
 
img thumbXem toàn màn hình
Loại Tupolev Tu-142 này được cải tiến từ phi cơ ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 để chuyên làm nhiệm vụ do thám và chống tàu ngầm.

Báo chí Nga còn đưa tin nước này cũng xem xét khả năng thiết lập căn cứ quân sự ở Venezuela sau khi Tổng thống Hugo Chavez và đồng ý tăng cường hợp tác quân sự với Nga trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Dimitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin ở Moscva đầu tuần này.
 
Tuy nhiên, lãnh đạo phòng truyền thông của Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng bác bỏ các thông tin trên báo chí: “Nước Nga với định hướng chính sách hòa bình, không xây dựng căn cứ quân sự tại biên giới của các nước khác”.
 
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng họ chưa nhận được thông tin chính thức từ Chính phủ Nga về các bài báo trên.
 
Trong khi tin đồn trên chưa rõ thực hư thế nào thì việc tiến hành thử nghiệm các thiết bị điện tử mới và vũ khí định vị cao cho các máy bay ném bom chiến lược TU 142 Bear và máy bay tuần tra chống tàu ngầm IL 38 May của Hải quân Nga đã được nước này triển khai tại khu vực Biển Barent và Na Uy thuộc Bắc Cực.
 
Hải quân Nga  đã chính thức công nhận nguồn tin. Từ tháng 8 năm ngoái, Nga đã nối lại các chuyến bay tuần tra bằng máy bay ném bom chiến lược tại Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Cực. Bắc Cực đang trở thành một trong những khu vực thu hút sự chú ý của quốc tế bởi trữ lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm dầu mỏ và khí gas…
 
Trong khi đó ở Mỹ, cuộc suy thóai kinh tế và nguy cơ khủng hỏang năng lượng cùng tình trạng giá cả tăng cao đã khiến cuộc sống hàng triệu người thêm khó khăn . Mặc dù tuần này, chính phủ Mỹ thông báo đã tăng lương cho khỏang 2 triệu người. Mức tăng được ấn định là thêm 70 cent mỗi giờ. Dù vậy, cuộc sống của người dân cũng chẳng cải thiện thêm được chút nào do giá gas, lương thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác lại tăng cao hơn.
 
Tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết lạm phát nước này hiện tăng nhanh nhất kể từ năm 1991, lên 5% trong tháng 6 so với đầu năm nay. Giá năng lượng ở Mỹ tăng gần 25%, giá lương thực cũng tăng hơn 5%.
 
Việc tăng lương tối thiểu cũng đẩy giá lương thực phẩm lên cao hơn vì mức lương phải trả cho lao động trong ngành nông nghiệp cũng phải tăng. 
 
 
Tại Na Uy, người dân đang phải trả giá xăng dầu cao nhất châu Âu, trong khi đất nước họ là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 5 thế giới. Hiện giá dầu Diesel tại đây tương đương 2,82 USD một lít. Một người lái ô tô đã phải trả 148 USD cho việc đổ đầy bình xăng của chiếc xe mình tại cây xăng. Trong khi giá dầu diesel là 14,23 Kouron tức 2,82 USD 1 lít.
 
Tăng thuế xăng dầu là một phần trong tổng thể các giải pháp mà Chính phủ Na Uy ban hành để đối phó với tình trạng biến đổi khi hậu đang đe dọa nước này.
 
Mục đích của chính sách tăng thuế xăng dầu là nhằm hạn chế lượng xe lưu thông và mong chờ người dân Na Uy sẽ để xe riêng ở nhà để di chuyển bằng các phương tiện công cộng.
 
Ở Đông Nam Á, Diễn đàn an ninh khu vực đã diễn ra ở Singapore với sự tham gia của 10 nước ASEAN và sự góp mặt của 17 quốc gia khác như một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên…
 
Diễn đàn đã thảo luận và xem xét các nội dung của Hiến chương ASEAN, Xây dựng Cộng đồng ASEAN, và Những thách thức chung đối với ASEAN và 3 phương châm hành xử là Uy tín, Cạnh tranh, và Trung tâm
 
Các thành viên tham dự diễn đàn đã bày tỏ sự quan tâm trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới và bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực do cơn lốc tài chính từ Hoa Kỳ. Cạnh đó, sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ giúp làm giảm xóc cho ASEAN ở mức độ nhất định. Sự biến đổi lớn lao này là một quá trình không suôn sẻ nên ASEAN phải chuẩn bị các biện pháp đối phó. Hiệp hội cũng chuẩn bị sẵn sàng vượt qua những thách thức xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai.
 
Tại diễn đàn 10 Ngoại trưởng ASEAN và người đồng cấp CHDCND Triều Tiên Pak Ui-Chun đã ký kết hiệp ước thân thiện và hợp tác. Mục đích của Hiệp ước này là duy trì nền hòa bình, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và không đe dọa sử dụng vũ lực.
 
CHDCND Triều Tiên là quốc gia thứ 15 ngoài khối ASEAN đã ký kết hiệp ước này. Trong số các quốc gia đã ký kết hiệp ước thân thiện và hợp tác với ASEAN có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Pháp…
 
VK
Bình luận