Tiêu điểm: Nhân Humanity

Liên Hợp Quốc không nên gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Sudan?

VOH - Báo cáo của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) về Sudan, vừa được công bố đầu tháng 9/2024.

Báo cáo nói về vi phạm nhân quyền ở quốc gia châu Phi, kêu gọi truy cứu trách nhiệm những cá nhân thực hiện tội ác, và gợi ý gửi lực lượng quốc tế tới gìn giữ hòa bình.

c_Suda
Sudan đang chứng kiến cuộc nội chiến không có lời giải - Ảnh: pgaction

Vấn đề đưa lực lượng quốc tế, đã được thảo luận và tranh cãi trong thời gian dài.

Tại nước láng giềng Nam Sudan, lực lượng quốc tế được cho là đã làm tương đối tốt sứ mệnh. Tuy nhiên tại Sudan, ý kiến này vấp phải sự phản đối của Chính phủ.

Theo chuyên gia Osman Mirghani viết trên tờ Aawsat News, lực lượng nước ngoài vào can thiệp, chỉ khiến mọi thứ phức tạp hơn và rủi ro hơn.

Chính phủ Sudan coi việc kêu gọi triển khai lực lượng quốc tế là nỗ lực chính trị hóa. Người ta sẽ đặt ra câu hỏi: Tại sao không triển khai lực lượng quốc tế đến dải Gaza hay Ethiopia để bảo vệ dân thường khỏi lực lượng Tigray?

Tình hình hiện tại ở Sudan rất phức tạp. Không giống cuộc chiến Dafur trước đây, xung đột đang diễn ra ở khu vực rộng lớn. Triển khai có thể tốn rất nhiều binh sĩ và mạng lưới hậu cần khổng lồ. Điều này không khả thi.

Trước đây, Liên Hợp Quốc và liên minh châu Phi từng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Dafur, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi 1 tỉnh.

Ý tưởng gửi lực lượng tới Sudan, có thể cũng không nhận được sự ủng hộ từ các cường quốc. Nga và phương Tây đang bận tâm đến chiến sự Ukraine. Trung Quốc không muốn phưu lưu quân sự ở bên ngoài.

Báo cáo của OHCHR còn kêu gọi cấm vận vũ khí 2 lực lượng trong cuộc nội chiến Sudan, là quân Chính phủ và phe phản ứng nhanh RSF.

Chuyên gia Osman Mirghani cho rằng, không nên đánh đồng 2 lực lượng này. Quân Chính phủ Sudan được cộng đồng quốc tế công nhận, trong khi RSF là phiến loạn, gây ra nhiều vụ cướp bóc và vấn đề nhân đạo. Nếu như cấm vận vũ khí quân đội Sudan, sẽ cản trở nỗ lực bảo vệ dân thường. Người dân đang chạy trốn khỏi các nơi RSF kiểm soát. Họ rất muốn cắt nguồn cung vũ khí cho RSF, chứ không phải cho Chính phủ.

Theo chuyên gia Osman Mirghani, để kể thúc chiến tranh, cần ngưng chuyển vũ khí cho RSF. Gửi lực lượng gìn giữ hòa bình, có thể giúp RSF bám rễ tại những nơi đang kiểm soát, làm phức tạp và khiến cuộc xung đột tại Sudan khó giải quyết hơn.

Bình luận