Trong đó, nhiều người cảm thấy bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản của Trung Quốc.
Cuộc khảo sát cho thấy 29 trong số 36 tổ chức được hỏi (là thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Hợp tác Thủy sản Quốc gia) cho biết, họ "đã cảm nhận" hoặc "đã phần nào cảm nhận được" những tác động tiêu cực bao gồm thiệt hại tài chính do xả nước, phần lớn là do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc.
Xem thêm: Nhật Bản: Tập đoàn TEPCO được yêu cầu không để tái diễn rò rỉ nước nhiễm phóng xạ
Không có tổ chức nào trong số 29 tổ chức thấy tác động tiêu cực tới thị trường trong nước như từ chối mua sản phẩm của mình. Cơ quan Thủy sản cho biết, không có thiệt hại về mặt danh tiếng nào khác ngoài thiệt hại do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc gây ra.
Về mức độ thiệt hại mà họ phải gánh chịu, 24 tổ chức cho biết họ “không còn khả năng xuất khẩu” các sản phẩm như hải sâm, sò điệp và cá đuôi vàng do các hạn chế từ những nơi như Trung Quốc và Hồng Kông.
Khoảng 18 tổ chức cho biết, họ đã chứng kiến “giá hải sản giảm” do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc.
Vào tháng 8 năm ngoái, nhà điều hành nhà máy, Công ty Điện lực Tokyo đã bắt đầu xả nước làm mát nhiên liệu hạt nhân tan chảy đã được loại bỏ hầu hết các hạt nhân phóng xạ, ngoại trừ tritium – ra biển.
Ngay sau đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản nhằm “bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân”. Nga cũng hạn chế nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản trong khi Hồng Kông và Macao, cả hai khu vực của Trung Quốc, cũng thực hiện các biện pháp tương tự.
TEPCO cho biết việc xả thải là cần thiết để ngừng hoạt động nhà máy điện Fukushima Daiichi.
Chính phủ Nhật Bản năm ngoái đã cam kết hỗ trợ tài chính trị giá 100,7 tỷ yên (668 triệu USD) cho ngành thủy sản để ứng phó với việc xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.