Chờ...

Giá cà phê hôm nay 11/3/2022: Đồng loạt quay đầu giảm

(VOH) Giá cà phê ngày 11/3 quay đầu giảm 300 đồng/kg. Xu hướng giá vẫn chưa rõ ràng trước cuộc họp của Fed và tình hình Nga - Ukraine diễn biến phức tạp.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg, dao động ở  40,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,200

-300

Lâm Hà (Robusta)

40,200

-300

 Di Linh (Robusta)

40,100

-300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,800

-300

Buôn Hồ (Robusta)

40,700

-300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

-300

Ia Grai (Robusta)

41,700

-300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,700

-300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,600

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,700

-300

FOB (HCM)

2.148

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 11/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố ngày 11/3 cho thấy, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 2 năm nay đạt 122,833 tấn, giảm 23.5% so với số liệu tháng 1/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 283,339 tần cà phê, giảm 14.7% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm ghi nhận đạt 496 triệu USD, giảm 11.5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cà phê robusta của Việt Nam được xuất khẩu tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường thành viên EU (Đức, Bỉ, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan), Anh, Nga, Mỹ, Philippines. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Đức, Bỉ và Anh tăng trưởng ở mức cao.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt. Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.

Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 11/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.093 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.072 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 5,1 cent/lb ở mức 224,2 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 4,8 cent/lb, ở mức 223,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 11/3/2022: Đồng loạt quay đầu suy giảm 2
Giá cà phê hôm nay 11/3/2022: Đồng loạt quay đầu suy giảm 3

Xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa dịu lại khi cuộc đàm phán vòng 3 có kết quả chưa rõ ràng. Điều này khiến thị trường hàng hóa lại được một phen đảo lộn. Thị trường cũng đang thận trọng trước cuộc họp tháng 3 của Fed, dự định sẽ có những thay đổi về chính sách lớn. Thị trường suy đoán Fed sẽ không mạnh tay nâng lãi suất cơ bản USD trong phiên họp sắp tới như đã dự đoán trước đó, vì tình hình chiến sự tại Đông Âu hiện đang diễn ra khó lường.

Theo trang Barchart, giá cà phê tăng mạnh vào hôm thứ Ba (8/3) do lo ngại rằng tình trạng khô hạn quá mức ở Brazil có thể làm giảm sản lượng cà phê của nước này.

Vào hôm thứ Hai (7/3), Công ty Khí tượng Somar đưa tin, Minas Gerais - khu vực chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê arabica của Brazil, đã nhận được lượng mưa 4,8 mm hoặc chỉ bằng 8% so với mức trung bình lịch sử vào tuần trước. 

Trong tuần trước, giá cà phê đã chịu áp lực khi arabica giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng và robusta giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng, do lo ngại rằng giá năng lượng tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine sẽ làm “trật bánh” kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế đi xuống có thể kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng và giảm tiêu thụ cà phê, do người tiêu dùng có xu hướng thắt lưng buộc bụng và hạn chế lui tới các nhà hàng và quán cà phê.

Tồn kho cà phê do ICE giám sát tiếp tục giảm và xuống mức thấp nhất trong 22 năm là 980.562 bao vào ngày 24/2. Ngoài ra, tồn kho cà phê robusta do ICE giám sát đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm là 8.818 lô vào ngày 22/2.

Nguồn cung cà phê giảm từ Colombia cũng đóng góp vào xu hướng tăng giá. Vào thứ Năm tuần trước (3/3), Liên đoàn Những người trồng cà phê quốc gia Colombia báo cáo rằng, sản lượng cà phê tháng 2 của Colombia giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 928.000 bao và xuất khẩu cà phê giảm 23% xuống còn 980.000 bao.

Hiệp hội Cà phê nhân của Mỹ cũng đưa ra báo cáo vào ngày 15/2 rằng, tồn kho cà phê nhân trong tháng 1/2022 giảm 0,6% so với tháng trước đó và giảm 0,8% so với cùng kỳ xuống còn 5.795.841 bao.