Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 16/3/2022: Bất ngờ sụt giảm mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 16/3 quay đầu giảm 500 đồng/kg. Thị trường cà phê thế giới diễn biến tiêu cực khi cuộc họp của Fed diễn ra, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn.

Giá cà phê trong nước sáng nay suy giảm, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,400đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 500 đồng/kg, dao động ở  40,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,900

-500

Lâm Hà (Robusta)

39,900

-500

 Di Linh (Robusta)

39,800

-500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,500

-500

Buôn Hồ (Robusta)

40,400

-500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,400

-500

Ia Grai (Robusta)

40,400

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,400

-500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,300

-500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,400

-500

FOB (HCM)

2.136

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 16/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 139,37 ngàn tấn, trị giá 321,32 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm 13,3% về trị giá so với tháng 1/2022; tuy nhiên so với tháng 2/2021 tăng 13,5% về lượng và tăng 48,8% về trị giá.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 370,87 nghìn tấn, trị giá 823,1 triệu USD, tăng 30,9% về lượng và tăng 65,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng lớn bởi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine. Mặc dù Nga là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 7 của Việt Nam, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nga chỉ chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Trong tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.306 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 1/2022 và tăng 31,1% so với tháng 2/2021.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.219 USD/tấn, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, tháng 2/2022 so với tháng 2/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang Đức, Italia, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Philippines và Hàn Quốc giảm.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ Italia, Mỹ, Hàn Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới hôm nay suy giảm

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 16/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 34 USD/tấn ở mức 2.081 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 28 USD/tấn ở mức 2.053 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 7,85 cent/lb ở mức 210,95 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 7,85 cent/lb, ở mức 210,55 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 16/3/2022: Bất ngờ sụt giảm mạnh 2
Giá cà phê hôm nay 16/3/2022: Bất ngờ sụt giảm mạnh 3

Thị trường cà phê thế giới diễn biến tiêu cực trong khi cuộc họp của Fed đang diễn ra. Cùng với đó các mặt hàng nông sản khác cũng đang giảm giá trong bối cảnh Trung Quốc phong tỏa thành phố Thâm Quyến và xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thị trường cà phê thế giới đang hướng về ngày “siêu thứ Tư” với 2 phiên họp chính sách ảnh hưởng lớn tới giá cả hàng hóa toàn cầu, với khả năng sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Reais của Copom (Brazil) và USD của Fed (Mỹ).

Báo cáo tồn kho tại New York đã vượt ngưỡng tâm lý kết hợp với nguồn cung ổn định từ các nước sản xuất khu vực Nam Mỹ tiếp tục kéo giảm giá cà phê Arabica.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) tại Brazil đã báo cáo xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 2 đạt 3,15 triệu bao, giảm 14,30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê arabica natural giảm 10,15 % và xuất khẩu cà phê conilon robusta giảm mạnh tới 58,62% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, dữ liệu thương mại của chính phủ Indonesia cho thấy xuất khẩu cà phê robusta của quần đảo này trong tháng 2 chỉ đạt 150.458 bao, giảm tới 54,18% so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê robusta của Indonesia trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 chỉ đạt tổng cộng 1.314.415 bao, giảm 30,67% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Bình luận