Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 25/7/2022: Điều chỉnh tăng phiên đầu tuần

(VOH)-Giá cà phê ngày 25/7 tăng nhẹ 100 đồng/kg, hiện tỷ giá đồng USD vẫn là yếu tố ảnh hưởng mạnh trên thị trường hàng hóa, trong đó có cà phê.

Tuần qua, Dù gặp bất lợi trong 2 phiên cuối tuần nhưng thị trường cà phê vừa có tuần tăng mạnh. Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 700 –  800 đồng, lên dao động trong khung 39.100 – 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.700 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,600 đồng/kg g, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg kg, dao động ở mức 42,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,200

+100

Lâm Hà (Robusta)

42,200

+100

 Di Linh (Robusta)

42,100

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,7 00

+100

Buôn Hồ (Robusta)

42,600

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,600

+100

Ia Grai (Robusta)

42,600

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,600

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,600

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,600

+100

FOB (HCM)

2017

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 25/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 7/2022 đạt 58.365 tấn (tương đương 972.570 bao), giảm 2,46% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu của năm 2022 lên đạt 1.077.103 tấn (khoảng 17,95 triệu bao), tăng 19,29% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các nhà phân tích thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia, giá cà phê nội địa thời gian qua không theo giá sàn phái sinh, giao dịch có khi trên 44 triệu đồng/tấn. Muốn bán giá cao hơn, người kinh doanh cần phải theo dõi tỷ giá USD với VND. VND càng rẻ so với USD, giá cà phê nội địa càng tăng. Hiện tượng tăng này cũng không phải vì do nhu cầu tiêu thụ mà do yếu tố tiền tệ.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 25/7, robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 1.962 USD/tấn sau khi giảm 1,26% (tương đương 25 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 206,7 US cent/pound, giảm 4,24% (tương đương 9,15 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam).

Tuần qua, giá cà phê thế giới có những phiên giảm ở cuối tuần nhưng tổng kết chung vẫn đang tăng so với tuần trước đó. Cụ thể, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 64 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 16,05 cent/lb.

Hiện tỷ giá đồng USD vẫn là yếu tố ảnh hưởng mạnh trên thị trường hàng hóa, trong đó có cà phê. Trong cuộc thăm dò tiến hành từ ngày 14-20/7, có 98 trong số 102 chuyên gia kinh tế dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối cuộc họp ngày 26-27/7 lên khoảng 2,25-2,5%. Các chuyên gia còn lại dự báo Fed tăng 100 điểm cơ bản.

Trong 2 phiên cuối tuần trước, thị trường cà phê quay đầu giảm. Nguyên nhân do thiếu vắng nhà đầu tư. Thị trường giao dịch buồn tẻ với khối lượng thấp. Tất cả đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed.

Thị trường London có 4 phiên tăng , 2 phiên giảm và 1 phiên không thay đổi giữa tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 39 USD, tức tăng 2,03 %, lên 1.962 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 36 USD, tức tăng 1,87 %, lên 1.960 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh.  Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 6,90 cent, tức tăng 3,45 %, lên 206,70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 6,05 cent, tức tăng 3,08 %, lên 202,65 cent/lb, các mức tăng khá mạnh Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Nam Mỹ vẫn là khu vực dẫn đầu về xuất khẩu cà phê toàn cầu với 3,9 triệu bao trong tháng 5, tăng mạnh 24,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến tháng 5, xuất khẩu của khu vực này ghi nhận mức giảm 9,9%, xuống còn 37,9 triệu bao.

Trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, các lô hàng xuất khẩu từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã giảm 16% xuống 26,4 triệu bao. Brazil đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn trong vụ 2021-2022.

Nguyên nhân là do “trái vụ” cà phê arabica, trong khi xuất khẩu liên tục phải đối mặt với tình trạng thiếu container vận chuyển và cước phí tăng cao mặc dù tình hình đã cải thiện trong những tháng gần đây.

Lượng cà phê xuất khẩu của Colombia cũng giảm nhẹ 2,3% từ đầu niên vụ đến nay xuống 8,3 triệu bao, chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm sản lượng cà phê của nước này.

Trong khi đó, xuất khẩu từ châu Á và châu Đại Dương trong tháng 5 tiếp tục tăng mạnh 16,9% lên 3,7 triệu bao. Lũy kế 8 tháng, khu vực này đã xuất khẩu 31,1 triệu bao, tăng 19,7% so với cùng kỳ.

Trong đó, Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới đã xuất hơn 2,4 triệu bao trong tháng 5, tăng 16,1% so với cùng kỳ; và sau 8 tháng tăng mạnh 20,9% lên 20,4 triệu bao.

Các lô hàng xuất khẩu của Ấn Độ cũng tăng 29% lên 0,6 triệu bao trong tháng 5 và tăng 35,5% lên gần 4,9 triệu bao trong 8 tháng đầu năm 2021-2022.

Tương tự, xuất khẩu của Indonesia tăng 8,4% lên 0,5 triệu bao trong tháng 5 và tăng 5,1% lên 4,9 triệu bao trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 5 năm 2021-2022.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu (gồm cà phê nhân, cà phê đã rang xay và cà phê hòa tan) trong tháng 5 đầu năm 2022 đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ.

Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 lên gần 88 triệu bao, tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ 2020 - 2021.

Riêng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu chiếm hơn 90% tỷ trọng với gần 9,8 triệu bao trong tháng 5, tăng 10,7% so với 8,8 triệu bao của cùng kỳ năm trước.

Đà tăng này chủ yếu là do xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Colombia tăng vọt 149,2% lên 1 triệu bao.

Mức tăng này không phản ánh nhiều điều khi mà cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu nhóm cà phê này chỉ đạt 0,4 triệu bao, thấp nhất kể từ tháng 8/1977 do bất ổn xã hội tại Colombia cản trở hoạt động xuất khẩu.

Mặc dù tăng hai con số trong tháng 5, nhưng tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 vẫn giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt 79,2 triệu bao.

Bình luận