Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 26/8: Đứng yên sau phiên bật tăng mạnh

(VOH) Giá cà phê ngày 26/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ do giá thế giới tăng.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 38.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 38.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 39.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai thay đổi nhẹ, giá tại Pleiku là 39.4000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.300 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đứng yên, dao động ở ngưỡng 39.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở  mức 39.300 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở  ngưỡng  40.800 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.861 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

38,600

0

Lâm Hà (Robusta)

38,600

            0

 Di Linh (Robusta)

38,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39.700

0

Buôn Hồ (Robusta)

39.500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,400

0

Ia Grai (Robusta)

39,300

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

40,800

            0

Giá tiêu hôm nay 26/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước. Ngoài ra, cước phí vận tải tăng cao cũng làm giảm sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 15 ngày đầu tháng 8, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê giảm 17% về lượng và giảm 13% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7, giảm 9,9% về lượng và tương đương về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 8/2020, đạt 47,14 nghìn tấn, trị giá 93 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước.

Hiện nay, nhu cầu cà phê toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao bất chấp giá tăng mạnh. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới vẫn là tình trạng thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu.

Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam đang có giá khoảng 1.900 USD/tấn (FOB) và Brazil nhỉnh hơn với khoảng 2.000 USD/tấn (FOB).

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, cước vận chuyển đi Mỹ và EU hiện tại tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến.

So với thời điểm 2020, cước vận chuyển đi EU thường ổn định ở mức 800-1.200 USD cho 1 container 40 feet, nhưng bây giờ tăng trên 11.000 USD, tức là tăng 12-13 lần so với mức giá đầu năm 2020.

Cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020 đến nay tăng lên 13.500 USD, tức là tăng 5-6 lần.

Trong khi đó, giá cước vận tải từ Brazil tới Mỹ chỉ khoảng 4.000 USD/container tăng từ khoảng 1.500 USD - 2.000 USD/container trước đại dịch.

Điều này khiến cho cà phê của Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.

Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng

Phiên giao dịch ngày 26/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 2 USD, lên 1.973 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng thêm 11 USD, lên 1.941 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình  Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 0,60 cent, lên 186,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng thêm 0,65 cent, lên 189,05 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 26/8: Giá cà phê đứng yên sau phiên bật tăng mạnh 2
Giá cà phê hôm nay 26/8: Giá cà phê đứng yên sau phiên bật tăng mạnh 3

Đồng Reais tăng 0,95 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,2110 Reais thể hiện sự tin tưởng vào cam kết chi tiêu ngân sách của chính phủ Brasil, trong khi thị trường bên ngoài tiếp tục thể hiện sự lạc quan khi nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng trên mức kỳ vọng.

Gía cà phê hai sàn củng cố, thận trọng với khối lượng giao dịch vẫn chưa cao do nhà đầu tư còn chờ đợi thông tin mới. Đặc biệt là tin dự báo thời tiết trong vòng 7 ngày tới ở Brasil khi mùa đông kết thúc và những cơn mưa mùa xuân bắt đầu xuất hiện.

Dự báo trong thời gian tới, đà tăng của giá cà phê toàn cầu sẽ chậm lại, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Nguồn cung cà phê robusta được bổ sung, trong khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ chậm lại do biến chủng virus mới lây lan, khiến nhiều quốc gia phải tái thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội mạnh hơn.

Bên cạnh đó, thời tiết của Brazil được dự báo sẽ thuận lợi từ đầu tháng 9 tới, điều này sẽ kìm hãm đà tăng giá của mặt hàng cà phê.

Theo Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất châu Phi, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 7/2021 đạt 700.035 bao, tăng 28,77% so với tháng 7/2020.

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta tăng 41,27%, đạt 660.458 bao và xuất khẩu cà phê arabica giảm 48% xuống 39.577 bao.

Lũy kế 10 tháng niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 5,21 triệu bao, tăng 874.379 bao (tương đương 20,17%) so với 10 tháng niên vụ 2019 - 2020.

Bình luận