Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/5/2020: Chững lại sau khi đạt mức cao ba tuần

(VOH) – Chỉ số đồng Đô la Mỹ, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, đứng ở mức 100,365, giảm 0,1%. Trước đó, đồng Đô la Mỹ đã đạt mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Sáu.

Tỷ giá ngoại tệ thị trường trong nước:

Sáng 15/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.263 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.280 đồng (mua) và 23.460 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.280 đồng/USD và 23.460 đồng/USD. Vietinbank : 23.275 đồng/USD và 23.455 đồng/USD. ACB: 23.295 đồng/USD và 23445 đồng/USD.

Tỷ giá ngoại tệ thị trường thế giới:

Chỉ số đồng Đô la Mỹ, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, đứng ở mức 100,365, giảm 0,1%. Trước đó, đồng Đô la Mỹ đã đạt mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Sáu.

Ngày 16 tháng 5 năm 2020, Bảng tỷ giá ngoại tệ, Thị trường tài chính hôm nay, Tài chính,

USD hiện đứng ở mức:

1 Euro đổi 1.0820 USD

1 bảng Anh đổi 1.2106 USD

1 USD đổi 17.04 Yên

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network hôm thứ Năm rằng ông thất vọng với sự thất bại của Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus corona, rằng điều này đã khiến thỏa thuận thương mại giữa hai nước trở nên u ám hơn.

Đồng Nhân dân tệ, vốn rất nhạy cảm với mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã đứng vững và chạm mức thấp nhất trong một tuần là 7,1026 trong giao dịch nội địa.

Tỷ giá USD/CNY ở mức 7,1003, tăng 0,1%, khi thị trường nhận dữ liệu cho thấy sản xuất công nghiệp Trung Quốc hồi phục trong tháng 4 nhưng doanh số bán lẻ vẫn giảm 7,5% trong năm.

Mối quan hệ xấu đi giữa hai quốc gia này là yếu tố ảnh hưởng mới nhất đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu, trong bối cảnh thị trường lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ hai và sự mở cửa chậm chạp của các nền kinh tế.

Bình luận