Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

(VOH) – Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm ở nam giới. Bệnh có thể di căn đến xương, hạch bạch huyết... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt (hay ung thư tiền liệt tuyến) là một trong những bệnh thường gặp ở tuyến tiền liệt. Đây là tuyến chỉ có ở nam giới với chức năng sản sinh ra tinh dịch và vận chuyển tinh trùng. Khi các tế bào tuyến tiền liệt phát triển không bình thường hoặc mất kiểm soát, nó được gọi là ung thư. 

Thông thường, ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, ban đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt - nơi nó có thể không gây hại nghiêm trọng, nếu được phát hiện và điều trị sớm người bệnh có thể sống được nhiều năm, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mức độ nặng, tốc độ phát triển của bệnh sẽ rất nhanh chóng và có thể lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

1.1 Các loại ung thư tuyến tiền liệt

Hầu hết các tế bào ung thư tuyến tiền liệt đều thuộc loại ung thư biểu mô tuyến (tế bào phát triển trong mô của một tuyến). Trong một số trường hợp, tế bào ung thư tuyến tiền liệt sẽ phát triển rất nhanh, nhưng hầu hết trường hợp tế bào ung thu thư thường phát triển rất chậm và không có biểu hiện bệnh lý ở giai đoạn đầu.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị 1

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới (Nguồn: Internet)

1.2 Ung thư tuyến tiền liệt có mấy giai đoạn?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt được chia ra làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Mô ung thư chỉ được phát hiện ở tuyến tiền liệt, không có nhiều thay đổi về hình dáng, kích thước (trông giống như một mô tuyến tiền liệt bình thường).

Giai đoạn 2

Khối u có thể phát hiện qua thăm khám lâm sàng, sinh thiết hay xét nghiệm PSA trong máu. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư cũng chưa có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác, tuy nhiên đã có dấu hiệu phát triển nhanh hơn giai đoạn 1.

Giai đoạn 3

Tế bào ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chúng có thể lây lan sang túi tinh, bàng quang, trực tràng, niệu đạo.

Giai đoạn 4

Tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, hay thậm chí tới các bộ phận ở xa như xương, gan, phổi.

Xem thêm:  'Điểm mặt' 3 bệnh lý thường gặp ở tuyến tiền liệt và dấu hiệu nhận biết

2. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt

Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Khi các tế bào ung thư phát triển đủ lớn (thường ở giai đoạn cuối) thì có thể gây ra các triệu chứng.

Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt thường bao gồm các vấn đề về tiết niệu, tình dục và gây đau tê ở một số cơ quan điển hình.

2.1 Vấn đề về tiết niệu

Khi khối u phát triển trên tuyến tiền liệt sẽ đè ép lên bàng quang hoặc niệu đạo và gây ra các vấn đề như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm lực trong dòng nước tiểu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị 2

Tiểu rắt, khó tiểu là triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt (Nguồn: Internet)

2.2 Vấn đề về tình dục

Rối loạn cương dương có thể là một triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải tình trạng tinh dịch có màu vàng hoặc có máu trong tinh dịch sau khi xuất tinh.

2.3 Tình trạng đau và tê

Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn, thường sẽ di căn vào xương và điều nay có thể gây đau, tê ở một số vùng như: xương chậu, ngực, hông, lưng...

3. Nguyên gây ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu khi một số tế bào trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường. 

Đột biến trong DNA của các tế bào bất thường khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào bình thường. Các tế bào bất thường tiếp tục sống, khi các tế bào khác sẽ chết. Sau khi chúng lũy tạo thành một khối u, có thể phát triển để xâm lấn mô gần đó. Một số tế bào bất thường cũng có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể.

Mặc dù, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được tìm ra, song các nhà khoa học đã tìm ra được những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ tăng khi càng lớn tuổi. Căn bệnh này thường xảy ra ở nam giới trên 65 tuổi.
  • Chủng tộc: Người da đen thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người đàn ông thuộc các chủng tộc khác.
  • Di truyền: Nếu bạn có cha, anh hoặc em trai mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ của bạn có thể tăng lên. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử gia đình về các gen làm tăng nguy cơ ung thư vú thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của bạn có thể cao hơn.
  • Béo phì: Đàn ông béo phì dễ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và thậm chí là mắc các bệnh rất khó để điều trị.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến.
group-bi-mat-nam-gioi-voh-noi-chia-se-kien-thuc-huu-ich-danh-cho-nam-gioi-1
Group Bí mật nam giới VOH - Nơi chia sẻ kiến thức hữu ích dành cho nam giới

4. Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến tiền liệt nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề như rối loạn cương dương, tiểu không tự chủ, nhưng nguy hiểm nhất chính là ung thư di căn, có thể đe dọa đến tính mạng.

Di căn ung thư tuyến tiền liệt có thể lây lan đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Tình trạng di căn xảy ra khi các tế bào tách ra khỏi khối u ở tuyến tiền liệt. Các tế bào ung thư sẽ đi qua hệ thống bạch huyết hoặc máu đến các khu vực khác của cơ thể.

  • Di căn ung thư tuyến tiền liệt thường gặp có thể xảy ra ở: xương, hạch bạch huyết, phổi, gan, óc.
  • Các vị trí hiếm gặp của di căn ung thư tuyến tiền bao gồm: tuyến thượng thận, ngực, mắt, thận, cơ bắp, tuyến tụy, tuyến nước bọt, lá lách.

5. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?

Mặc dù là căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao, tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt có thể được chẩn đoán sớm thông qua xét nghiệm PSA trong máu (xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt). 

Bằng phương pháp này, người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể phát hiện kịp thời, thậm chí có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu tiên.

Các bác sĩ cho biết thêm, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tỷ lệ sống trên 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là gần 100%, trong khi đó tỷ lệ khi phát hiện bệnh ở thời điểm tế bào ung thư đã di căn là 34%.

Do đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghi tất cả nam giới trên 40 tuổi nên đi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến định kỳ mỗi năm 1 lần nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Xem thêm: Khi nào nên tầm soát ung thư?

6. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Sau khi có kết quả xét nghiệm, dựa vào tình trạng bệnh (tình trạng di căn khối u, độ mô học, nồng độ PSA trong máu, độ tuổi và sức khỏe người bệnh) bác sĩ sẽ lên một kế hoạch điều trị bệnh ung thư thích hợp. Kế hoạch này sẽ dựa vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và giai đoạn ung thư bạn đang mắc phải.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị 4

Điều trị ung thư tuyến tiền  liệt dựa vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và giai đoạn ung thư đang mắc phải (Nguồn: Internet)

Có 4 phương phương điều trị cơ bản:

6.1. Theo dõi tình tình hình bệnh

Trong trường hợp bệnh nhân dưới 60 tuổi, bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu chỉ cần theo dõi chắc và không tiến hành điều trị. Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp mô bệnh học thấp, khối u chưa di căn ra ngoài.

6.2. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm. Với phương pháp này, tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có thể phải cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh và bóng của ống dẫn tinh hoặc nạo hạch 2 bên vùng chậu.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật chủ yếu hiện nay đối với căn bệnh này là:

  • Phẫu thuật nội soi (qua ổ bụng)
  • Phẫu thuật mở cắt toàn bộ tuyến tiền liệt (qua đường sau xương mu hoặc qua đường tầng sinh môn)

6.3. Điều trị nội tiết (hormone)

Mục đích của việc điều trị nội tiết là giúp giảm thiểu nội tiết tố nam, qua đó kìm hãm sự phát triển của ung thư, chủ yếu là ung thư tuyến tiền liệt qua giai đoạn muộn khi đã có tái phát và di căn, không có khả năng điều trị triệt để.

Trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn bác sĩ có thể áp dụng điều trị nội tiết với xạ trị nếu như thể trạng và sức khỏe của người bệnh cho phép.

6.4 Điều trị chuyển đổi

Hiện nay có một số kỹ thuật mới không phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến tiền liệt là:

  • Điều trị bằng chùm siêu âm cường độ cao qua đường trực tràng
  • Phẫu thuật lạnh
  • Điều trị bằng xạ trị
  • Điều trị bằng chùm vi sóng
  • Điều trị bằng cắm kim nhiệt độ cao

7. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nam giới nên chú ý trong trong lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Đây chính là cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt cũng như duy trì sức khỏe tổng thể.

7.1 Chế độ ăn

Chế độ ăn uống ít chất béo và đầy đủ trái cây, rau quả có thể góp phần làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Một số thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là:

  • Cà chua
  • Cá loại rau cải như bông cải xanh, cải brussels và cải xoăn
  • Các loại cá
  • Đậu nành
  • Dầu chứa axit béo omega-3, chẳng hạn như dầu ô liu

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm động vật
  • Thịt đỏ
  • Thịt nướng

7.2 Tập thể dục

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đàn ông thường xuyên tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như nhiều căn bệnh khác.

Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp bạn duy trì cân nặng. Đàn ông béo phì – chỉ số BMI từ 30 trở lên có thể làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì hãy lên kế hoạch giảm cân ngay từ bây bây giờ.

Tóm lại đối với nam giới, đặc biệt là những người trên 40 tuổi sẽ có nhiều nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, vì thế nếu bạn đang có nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.

group-bi-mat-nam-gioi-voh-noi-chia-se-kien-thuc-huu-ich-danh-cho-nam-gioi
Group Bí mật nam giới VOH - Nơi chia sẻ kiến thức hữu ích dành cho nam giới

🔴 Theo dõi chương trình Bí mật nam giới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về các vấn đề nam khoa vào lúc 22h00 - 23h00 thứ 3 hàng tuần trên kênh FM 95.6 MHz và FM 90 MHz Hà Nội.

Radio VOH: radio.voh.com.vn/bi-mat-nam-gioi-797.html

Youtube: youtube.com/c/BiMatNamGioiVOH

Fanpage Facebook: fb.com/BiMatNamGioi.VOH

Group thảo luận kín: fb.com/groups/BiMatNamGioi

Form đặt câu hỏi ẩn danh cho bác sĩ: bit.ly/bmngvoh

Bình luận