Đậu nành được xem như một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Hơn thế, đậu nành còn có thể chế biến thành sữa đậu nành bổ dưỡng hay tạo ra mầm đậu nành phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.
1. Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành là "sản phẩm" được nảy mầm từ hạt đậu nành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phổ biến nhất là trồng bằng cách để hạt đậu nành đã nảy mầm trong bóng râm, tưới nước mỗi ngày cho đến khi rễ mọc dài.
Mầm đậu nành có phần thân khá mềm và mọng nước. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, ăn mầm đậu nành như một biện pháp bổ sung dinh dưỡng, bởi mầm đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
2. Ăn mầm đậu nành có tác dụng gì?
Mầm đậu nành không chỉ là nguyên liệu chế biến thực phẩm mà còn trở thành nguyên liệu thần kỳ giúp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, bởi không chỉ giữ được những giá trị của hạt đậu nành mà chúng còn phát huy nhiều giá trị hơn so với đậu nành nguyên chất.
Dưới đây là một số tác dụng của mầm đậu nành dành cho sức khỏe:
2.1 Bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ
Đậu nành giàu isoflavones còn được gọi là nội tiết tố nữ thực vật, có cơ chế hoạt động gần giống như estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ. Vì thế, mầm đậu nành có tác dụng bổ sung và cân bằng nội tiết tố thiếu hụt cho chị em phụ nữ một cách hiệu quả và an toàn.
2.2 Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Một trong những tác dụng của mầm đậu nành là có thể giúp phòng và điều trị bệnh thiếu máu, do mầm đậu nành cung cấp nhiều chất sắt hơn cho cơ thể.
Hạt đậu nành sau sinh được nảy mầm sẽ làm giảm mức độ axit phytic, một chất phản dinh dưỡng liên kết với các khoáng chất như sắt, làm suy giảm khả năng hấp thụ chúng. Do đó, mầm đậu nành có thể làm cho sắt non-heme-một loại sắt có trong thực vật-có sẵn trong cơ thể bạn được tăng nhiều hơn.
Nếu lượng sắt trong cơ thể bạn thấp, sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, một loại protein trong các tế bào hồng cần giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Điều này sẽ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Xem thêm: Nhận biết bệnh thiếu máu thiếu sắt để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa tốt nhất
2.3 Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong mầm đậu nành có chưa các thành phần như protein, chất xơ, isoflavone, có thể giúp chống lại rối loạn lipid máu và làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.
2.4 Chống loãng xương
Hàm lượng chất isoflavone trong đậu nành, đặc biệt là genistein có tác dụng làm giảm nguy cơ mất xương và phòng chống loãng xương.
2.5 Giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh thường gặp phải những triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ,.. chất isoflavone trong mầm đậu nành có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Đồng thời ăn mầm đậu nành thường xuyên cũng giúp tăng mật độ xương, giảm mỡ trong cơ thể, giảm chỉ số BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
2.6 Giúp tăng hoặc giảm cân
Sử dụng mầm đậu nành có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân tùy theo cách sử dụng của mỗi người. Nếu bạn muốn tăng cân bạn hãy uống mầm đậu nành sau bữa ăn 20 phút, còn nếu muốn giảm cân bạn uống trước các bữa ăn 20 phút.
2.7 Giảm nguy cơ ung thư
Chất isoflavone có trong đậu nành và mầm đậu nành đều có đặc tính ức chế ung thư bao gồm ức chế sự hình thành mạch máu mới, ức chế di căn tế bào ung thư Bên cạnh đó, trong mầm đậu nành còn chứa thành phần genistein, có vai trò chống oxy hóa, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các nguy cơ gây ung thư da.
3. Tác dụng của mầm đậu nành trong chăm sóc sắc đẹp
Không chỉ tốt cho sức khỏe, mầm đậu nành còn được sử dụng trong việc chăm sóc làn da và sắc đẹp phụ nữ. Những tác dụng của mầm đậu nành dành cho làn da có thể kể đến như:
3.1 Hỗ trợ tăng kích thước “vòng 1”
Mầm đậu nành được xem như “thần dược” cải thiện vòng 1 nhanh chóng, bởi chúng có thể giúp kích thích sự phát triển của bầu ngực.
3.2 Chậm quá trình lão hóa da
Mầm đậu nành có chứa hàm lượng isoflavon cao, vitamin E, vitamin C và các dưỡng chất khác. Việc bổ sung mầm đậu nành hằng ngày sẽ giúp làn da của bạn chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương da và làm chậm quá trình lão hóa da.
3.3 Xóa mờ nếp nhăn, nám sạm
Mầm đậu nành có tác dụng làm mờ nếp nhăn và nám sạm. Các dưỡng chất như protid, lipid, glucid, khoáng vô cơ, các loại vitamin cần thiết trong quá trình chăm sóc da, giữ độ ẩm, và lấy lại độ đàn hồi dù phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ bước qua độ tuổi 30.
4. Cách làm bột mầm đậu nành tại nhà
Mầm đậu nành là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Hàn Quốc cũng như một số quốc gia trên thế giới. Chúng thường được chế biến bằng cách xào, hoặc thêm vào các món súp, canh chân giò, canh xương, canh thịt băm...
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mầm đậu nành để làm bột mầm đậu nành để ngâm nước uống như một loại bột ngũ cốc. Dưới đây là công thức làm bột mầm đậu nành tại nhà đơn giản:
4.1 Nguyên liệu
- Đậu nành: 200 gram
- Nước sạch: 100ml
- Dụng cụ: Rổ hoặc hũ để đựng, khăn bông sạch,...
4.2 Các bước làm bột mầm đậu nành
- Loại bỏ sạn cát và bụi bẩn khỏi hạt đậu nành.
- Lấy rổ ra, lót một chiếc khăn ẩm dưới đáy rổ, rồi trải một lớp đậu mỏng, sau đó lại đắp một chiếc khăn ẩm lên trên.
- Khoảng 2 ngày sau, hạt đậu nành sẽ mọc mầm được 1 - 2cm. Khi hạt đã nảy mầm, đem đãi vỏ.
- Đem đậu mọc mầm đi rửa thật sạch, sấy khô bằng lò nướng hoặc phơi nắng (4 - 7 ngày). Sau khi phơi khô, đem đậu mầm đi rang chín.
- Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát. Bột mầm đậu nành có thể giữ sử dụng trong khoảng 5 tháng.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai uống sữa đậu nành: Nên hay không nên?
5. Một số lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành
Khi sử dụng mầm đậu nành, bạn không nên kết hợp với các nguyên liệu sau đây để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:
- Mật ong: Sử dụng mật ong chung với mầm đậu nành có thể gây ra hiện tượng vón cục, đông cứng trong máu, thậm chí gây khó thở, hôn mê sâu và tử vong.
- Đường đỏ: Kết hợp mầm đậu nành với đường đỏ có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu dưỡng chất trong cơ thể.
- Trứng: Mầm đậu nành nấu chung với trứng có thể gây đầy bụng, khó hấp thụ và phá vỡ cấu trúc trong mầm đậu.
- Các loại thuốc: Dùng nước mầm đậu nành để uống thuốc có thể gây mất chất dinh dưỡng, hoặc gặp phản ứng với các thành phần của thuốc.
Với bột mầm đậu nành, khi sử dụng cần nhớ:
- Không uống bột mầm đậu nành sống, tốt nhất nên pha với nước ấm để đảm bảo dưỡng chất không bị giảm.
- Nên uống ngay sau khi pha.
- Không lạm dụng bột mầm đậu nành. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 – 2 ly (tương đương khoảng 500ml).
6. Những nhận định sai lầm về tác hại của mầm đậu nành
Một số người cho rằng, phụ nữ bị u nang, u xơ hay có ung bướu thì nên tránh sử dụng các chế phẩm từ đậu nành, trong đó có mầm đậu nành vì nó gây kích thích các khối u phát triển hay có thông tin ghi nhận đậu nành gây ung thư vú khiến nhiều người hoang mang.
Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, thực tế trong mầm đậu nành chứa isoflavone có phân tử gần giống với estrogen và có tác dụng cũng gần giống estrogen, được gọi là phytoestrogen. Tuy nhiên, phân tử này không gây tăng kích thước khối u.
Với bệnh ung thư vú, đây là một loại ung thư vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Các chuyên gia đều cho rằng 80% ung thư do yếu tố ngoại sinh, từ môi trường, lối sống, ăn uống của bệnh nhân, không có quá nhiều mối liên hệ tiêu cực giữa mầm đậu nành và bệnh ung thư.
7. Thành phần dinh dưỡng có trong mầm đậu nành
Mầm đậu nành là sản phẩm giàu dinh dưỡng. Một cốc (70 gram) mầm đậu nành chứa các chất dinh dưỡng sau đây:
- Lượng calo: 85
- Carbs: 7 gram
- Chất đạm: 9 gam
- Chất béo: 5 gam
- Vitamin C: 12% DV
- Folate: 30% DV
- Sắt: 8% DV
Như vậy, tác dụng của mầm đậu nành có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, vì nó tăng cường dưỡng chất và giảm mức độ phản dinh dưỡng của chúng. Vì thế, bạn có thể sử dụng mầm đậu nành trong chế độ ăn uống hàng ngày để nâng cao sức khỏe và sắc đẹp.