Tiêu điểm: Bệnh Sởi
Chờ...

Tại sao có nhiều người sợ uống sữa?

VOH - Nhiều người nhạy cảm hoặc không dung nạp lactose, không thích hoặc rất sợ uống sữa thì phải làm sao?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi men lactase trong cơ thể giảm dần theo tuổi tác và hoạt động của nó cũng giảm đi, lactose không thể được tiêu hóa bình thường, khi uống sữa vào, mọi người sẽ gặp các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, mắc ói và bị ói. 

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có hai loại sản phẩm từ sữa có thể cải thiện các tình trạng này.

Tại sao có nhiều người sợ uống sữa? 1
Những ai không dung nạp lactose thường không thích hoặc rất sợ uống sữa - Ảnh: TVBS 

Hứa Dục Trinh, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, sữa và sữa chua đều là sản phẩm từ sữa, được quảng cáo rộng rãi có chứa protein chất lượng cao và giàu canxi, cũng như có chứa phức hợp vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, trẻ em trên 11 tuổi nên tiêu thụ 1,5 đến 2 khẩu phần sản phẩm từ sữa mỗi ngày để bổ sung nhu cầu dinh dưỡng đang rất cần cho sự phát triển. Một khẩu phần các sản phẩm từ sữa tương đương với 240ml sữa hoặc sữa chua.

Nếu không dung nạp lactose, có thể chuyển sang sữa chua uống hoặc sữa chua ăn không đường

Chuyên gia Hứa Dục Trinh cho biết, tuy nhiên, có nhiều người không thích hoặc sợ uống sữa vì nhạy cảm với lactose hoặc không dung nạp lactose. Những người này có thể lựa chọn uống sữa chua không đường hoặc ăn sữa chua không đường, để thay thế cho việc uống sữa thông thường.  

Sữa chua uống và sữa chua ăn là các sản phẩm từ sữa thu được bằng cách lên men sữa nguyên liệu hoặc sữa bò với các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột.

Trong quá trình lên men, đường sữa sẽ được chuyển hóa thành axit lactic, có tác dụng làm giảm tình trạng không dung nạp đường sữa. Đồng thời axit lactic có tác dụng hỗ trợ đường ruột giữ đường trong môi trường axit để thúc đẩy sự hấp thụ canxi.

Sữa chua uống và sữa chua ăn chứa nhiều men vi sinh

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua uống và sữa chua ăn cũng tương tự như sữa, chúng đều có chứa hàm lượng protein tuyệt vời, giàu canxi và phức hợp vitamin nhóm B. Ngoài ra, sữa chua uống và sữa chua ăn còn chứa men vi sinh rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe đường ruột và rất hữu ích cho cân bằng khả năng miễn dịch.

Chuyên gia Hứa Dục Trinh chỉ ra rằng, các sản phẩm từ sữa là một trong sáu loại thực phẩm chính, tỷ lệ sử dụng ròng của protein sữa là 82, chỉ đứng sau trứng là 94. Giá trị sinh học của protein sữa là 84, chỉ đứng sau trứng là 94. Các tỷ lệ và giá trị này cho thấy, protein sữa là loại đạm chất lượng cao, cơ thể con người dễ dàng sử dụng.

Chuyên gia Hứa Dục Trinh giải thích rằng, cái gọi là tỷ lệ sử dụng protein ròng là tỷ lệ protein thực phẩm được cơ thể con người sử dụng, giá trị càng cao thì tỷ lệ sử dụng càng tốt. Giá trị sinh học BV là đề cập cơ thể con người có thể sử dụng protein một cách hiệu quả đến mức độ nào, giá trị càng cao thì chất lượng của protein càng tốt.

Ngoài protein, các sản phẩm từ sữa còn rất giàu canxi, hầu như cứ 1 ml sữa lại chứa 1 mg canxi. Ngoài ra, chúng có hàm lượng vitamin B2, B12 cũng cao nên trở thành thực phẩm có mật độ dinh dưỡng cực cao.

Nếu là người mắc chứng không dung nạp lactose nặng hoặc không thích mùi vị của sữa thì nên chuyển sang dùng sữa chua uống không đường hoặc sữa chua ăn không đường. Hai loại sữa chua này không chỉ có chất dinh dưỡng của sữa mà còn rất giàu men vi sinh.

Nếu như không mắc chứng không dung nạp lactose, mọi người cũng có thể sử dụng chúng xen kẽ với nhau để có tăng thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhiều người tiêu thụ các sản phẩm từ sữa rất thấp và lượng tiêu thụ canxi của họ thiếu trầm trọng, cho nên họ thường thích uống viên canxi để bổ sung canxi. Trên thực tế, sử dụng các sản phẩm từ sữa không chỉ có thể bổ sung canxi mà còn bổ sung đồng thời các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác.

Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng Hứa Dục Trinh khuyến khích mọi người mỗi sáng và tối nhớ tiêu thụ 1 sản phẩm từ sữa. Điều này sẽ rất tốt cho sức sức khỏe.