Chờ...

Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

(VOH) – Trong số các loại sữa hạt, sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng được nhiều người yêu thích nhưng thường không dám uống quá nhiều. Vậy uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

Trong nhiều năm, sữa đậu nành và các chế phẩm làm từ đậu nành luôn được quan niệm là thực phẩm “vừa tốt vừa xấu” cho sức khỏe. Chính vì thế, uống nhiều sữa đậu nành có tốt không luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi đây là thức uống được cả trẻ em và người lớn yêu thích.

1. Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng điều không tốt, kể cả việc uống sữa đậu nành.

uong-sua-dau-nanh-nhieu-co-tot-khong-voh-0
Sữa đậu nành rất tốt nhưng uống nhiều lại có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe (Nguồn: Internet)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nhiều sữa đậu nành có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:

1.1 Có thể “bắt chước” estrogen

Chất isoflavone trong sữa đậu nành thường được cho là bắt chước hormone sinh sản nữ estrogen. Mặc dù chúng có cấu trúc tương tự với hormone này, nhưng isoflavone trong đậu nành có tác dụng hơi khác so với estrogen. Chính sự khác biệt này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, điển hình như làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung.

Tuy hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy tác dụng tiêu cực (1) (2) (3) (4), nhưng việc phòng ngừa vẫn là cần thiết.

1.2 Chức năng tuyến giáp

Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy một số hợp chất có trong đậu nành có thể làm giảm chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người ít hoặc không có tác động tiêu cực nào, đặc biệt là ở những người có chức năng tuyến giáp khỏe mạnh (5) (6) (7). Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là một trong những mối nguy hại từ sữa đậu nành, do đó, bạn cần thận trong khi uống chúng với số lượng nhiều và liên tục.

1.3 Tác dụng nữ hóa ở nam giới

Một số lo lắng rằng isoflavone trong sữa đậu nành có thể làm giảm sản xuất nội tiết tố nam testosterone. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người tìm thấy mối liên hệ yếu giữa hai điều này (8) (9). Mặc dù vậy nam giới vẫn nên uống sữa đậu nành một cách vừa phải để tránh gặp phải căn bệnh không mong muốn này.

1.4 Đậu nành thường được biến đổi gen (GMO)

Đậu nành GMO có thể chứa ít chất dinh dưỡng hơn và nhiều dư lượng thuốc diệt cỏ hơn đậu nành thông thường hoặc đậu nành hữu cơ. Vì thế nếu đang sử dụng sữa đậu nành GMO bạn cần tìm hiểu kỹ những tác dụng lâu dài của loại đậu nành này đối với sức khỏe.

1.5 Các vấn đề về tiêu hóa

Uống sữa đậu nành nhiều và liên tục có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Theo Đông y, đậu nành có tính hàn, hoạt lợi, vì vậy uống nhiều sữa đậu nành dễ gây đầy bụng chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, và người có triệu chứng thận dương hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,...

1.6 Thiếu hụt dưỡng chất

Chất phytates trong sữa đậu ành có thể ngăn chặn sự hấp thụ một số khoáng chất như: i-ốt, kẽm, sắt, magie, đồng và crom. Do đó, nếu bạn uống nhiều sữa đậu nành sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.

1.7 Dị ứng

Đậu nành có thể gây dị ứng ở một số người, vì thế, nếu bạn từng có tiền sự dị ứng với đậu nành, bạn sẽ cần phải tránh hoàn toàn sữa đậu nành cũng như những thực phẩm được chế biến từ đậu nành để giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: 9 loại sữa hạt bổ dưỡng có thể thay thế sữa động vật

2. Uống sữa đậu nành bao nhiêu là hợp lý?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tùy vào thể trạng mỗi người sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Bình thường, cứ 200g đậu nành sẽ làm được khoảng 1.5 lít sữa và mỗi người chỉ nên uống từ 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần 250ml.

uong-sua-dau-nanh-nhieu-co-tot-khong-voh-1
Mỗi ngày uống từ 1 - 2 ly sữa đậu nành là hợp lý (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân thì nên hạn chế uống sữa đậu nành có đường bởi chúng không có tác dụng giảm cân.

3. Ai không nên uống sữa đậu nành?

Không phải ai cũng có thể uống được sữa đậu nành, dưới đây là những đối tượng cần thận trọng khi muốn thêm sữa đậu nành vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày:

3.1 Người có hệ tiêu hóa kém

Sữa đậu nành có tính lạnh nên không phù hợp với người có đường ruột kém bởi chúng có thể gây ra các vấn đề như đau bụng, ợ hơi, đầy bụng. Thậm chí những người bị tiêu chảy cũng cần hạn chế tiêu thụ sữa đậu nành.

Ngoài ra, sữa đậu nành có chứa chất có thể kích thích dạ dày bài tiết nhiều axit hơn, do đó những người đang bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng được khuyến cáo nên hạn chế uống sữa đậu nành cũng như ăn các thực phẩm chế biến từ đậu nành để tránh khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng.

3.2 Người bị bệnh gout

Trong sữa đậu nành có chứa chất purine, khi vào cơ thế nếu chất purine không đươc chuyển hóa hế sẽ tích tụ lại gây nên một số triệu chứng khiến bệnh nhân bị gout càng cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn.

Xem thêm: Sống ‘hòa bình’ với bệnh gout nhờ dùng thuốc đúng cách, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt!

3.3 Người đang uống thuốc kháng sinh

Những người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa erythromycin nên tránh kết hợp với sữa đậu nành. Bởi vì khi erythromycin kết hợp với sữa đậu nành có thể gây nên phản ứng hóa học làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.

Do đó, khuyến cáo là bạn không được uống sữa đậu nành ngay sau khi uống thuốc kháng sinh, tốt nhất bạn nên chờ khoảng 1 tiếng sau.

3.4 Người bị ung thư vú

Những người có tiền sử bệnh ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành. Lý do là vì trong sữa đậu nành có chứa chất isoflavone, có cấu trúc hóa học tương tự như hormone estrogen nhưng lại có tác dụng kháng estrogen. Do đó, isoflavone trong sữa đậu nành có liên quan đến ung thư vú trong một số trường hợp.

3.5 Người bị sỏi thận

uong-sua-dau-nanh-nhieu-co-tot-khong-voh-2
Người bị bệnh sỏi thân nên hạn chế uống sữa đậu nành (Nguồn: Internet)

Chất oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong máu để tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

3.6 Người thiếu kẽm

Trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế saponin hormone và lectin, những chất này đều không tốt cho cơ thể của bạn, đặc biệt là ở những người thiếu kẽm. Do đó, nếu bạn uống sữa đậu nành trong thời gian dài thì cần phải bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.

3.7 Người đang trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật

Bệnh nhân sau khi mới phẫu thuật hoặc người đang bị bệnh ũng nên hạn chế uống sữa đậu nành. Vì sữa đậu nành có tính hàn dễ gây ra đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác khi sức khỏe không tốt.

4. Một số thực phẩm không kết hợp với sữa đậu nành

Bên cạnh việc hạn chế uống sữa đậu nành ở một số đối tượng cụ thể thì bạn cũng cần tránh kết hợp sữa đậu nành với một số thực phẩm sau đây:

4.1 Không kết hợp trứng gà vơi sữa đậu nành

Nhiều người có thói quen đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng gà vì cho rằng nó sẽ làm tăng thêm chất dinh dưỡng, tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm.

Lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa khiến cơ thể bạn khó hấp thu. Hơn thế, sự kết hợp này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có của trứng và sữa đậu nành.

4.2 Không dùng đường đỏ khi nấu sữa đậu nành

Không nên cho đường đỏ vào sữa đậu nành vì trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic,...có thể kết hợp với chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi dưỡng chất của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Nhìn chung, sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nhưng cần uống đúng cách và đúng lượng, không lạm dụng uống sữa đậu nành quá nhiều và liên tục vì rất dễ phản tác dụng, dẫn đến những "rắc rối" sức khỏe không mong muốn.