Các bác sĩ cho biết, bản thân fructose không phải là thủ phạm gây ra gan nhiễm mỡ, mà uống nhiều đồ uống có đường hoặc ăn quá nhiều trái cây mới là thủ phạm chính.
Chỉ cần hấp thụ một lượng fructose thích hợp thì ruột non có thể chuyển hóa thành glucose và các chất khác, điều này sẽ không gây gánh nặng cho gan.
Nơi chuyển đổi fructose thành glucose
Tiêu Tiệp Kiện, bác sĩ chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa béo phì tại Phòng khám đa khoa Kim Oanh (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, các giáo sư của Đại học Princeton (Hoa Kỳ) đã sử dụng nhãn đồng vị để theo dõi nơi ở của fructose trong cơ thể và phát hiện ra rằng ruột non là “chiến trường chính” nơi chuyển đổi fructose thành glucose.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, 42% fructose được chuyển hóa thành glucose trong ruột non, 30% được chuyển hóa thành axit hữu cơ và chỉ 14% đi vào gan.
Tuy nhiên, khi lượng fructose hấp thụ vào nhiều, khả năng xử lý của ruột non sẽ bị quá tải, fructose không được chuyển hóa sẽ xâm nhập vào hệ vi sinh vật của gan và ruột kết, chuyển hóa thành mỡ nội tạng và axit uric, từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Phản ứng của cơ thể rất khác nhau khi ăn trái cây và uống đồ uống có đường
Bác sĩ Tiêu Tiệp Kiện nhấn mạnh rằng, phản ứng của cơ thể khi ăn trái cây và uống đồ uống có đường là hoàn toàn khác nhau. Chất xơ và nước trong trái cây có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và ngăn không cho đường tràn vào ruột non ngay lập tức.
Tuy nhiên, khi uống đồ uống hot trend hoặc đồ uống có đường, một lượng lớn đường sẽ nhanh chóng đi vào ruột non, vượt quá khả năng xử lý của ruột non và chỉ có thể được chuyển đến gan để xử lý, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe như mỡ nội tạng, gan nhiễm mỡ và bệnh gút.
Có thể ăn bao nhiêu trái cây trong một ngày?
Bác sĩ Tiêu Tiệp Kiện giải thích rằng, mọi người có thể dễ dàng tự mình tính toán một người có thể ăn bao nhiêu trái cây trong một ngày mà không làm ruột non bị quá tải!
Ruột non có thể xử lý 0,5g/kg fructose mỗi ngày. Giả sử trọng lượng cơ thể là 60 kg thì việc tiêu thụ không quá 30g fructose mỗi ngày là không có vấn đề gì, tương đương với lượng fructose của hai trái cây có kích thước bằng quả bóng tennis.
Nhưng bác sĩ Tiêu Tiệp Kiện cũng nhắc nhở rằng, cấu trúc của fructose trong trái cây và đồ uống có đường thực ra không có sự khác biệt giữa fructose tự nhiên và fructose nhân tạo.
Ưu điểm của trái cây là có nhiều chất xơ, có thể làm giảm tốc độ hấp thụ của fructose và cho phép ruột non có đủ thời gian để chuyển hóa fructose và tránh tích tụ chất béo.
Tuy nhiên, một khi lượng hấp thụ vượt quá lượng mà cơ thể có thể xử lý, ăn trái cây vẫn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như gan nhiễm mỡ và tiểu đường.