Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ít người được tiếp cận thuốc mới trị ung thư vú tại Việt Nam, vì sao?

VOH - Chỉ có 172 bệnh nhân được sử dụng thuốc ức chế CDK 4/6, trong khi nhu cầu thực tế cao hơn.

TS Phan Thị Hồng Đức, trưởng khoa nội tuyến vú - tiêu hóa - gan - niệu Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết ung thư vú có xu hướng gia tăng. Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, số lượng bệnh nhân ung thư vú tăng dần mỗi năm.

Số liệu của Bệnh viện Ung bướu TPHCM cắt ngang tại thời điểm tháng 12/2023 cho thấy Bệnh viện Ung bướu chỉ có 172 bệnh nhân được sử dụng thuốc ức chế CDK 4/6, trong khi nhu cầu thực tế cao hơn nhiều, vẫn có một số bệnh nhân không có điều kiện để tiếp cận vì giá thành cao. 

Loại thuốc mới điều trị ung thư vú này được đánh giá là có hiệu quả hơn nhiều trong điều trị cho bệnh nhân ung thư vú, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo "Tiếp cận công nghệ chẩn đoán và điều trị ung thư, nghiên cứu phát triển thuốc điều trị ung thư ở Việt Nam" do Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM tổ chức ngày 8/1.

ung thu
Bệnh nhân điều trị ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Tại Bệnh viện K (Hà Nội), Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đã có những bước tiến rất lớn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào điều trị ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã áp dụng phương pháp đồng vị phóng xạ - một giải pháp tiên tiến mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư cho bệnh nhân. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã đặt thành công các hạt vi cầu điều trị ung thư gan, tiền liệt tuyến...

Tại Việt Nam, theo thống kê Globocan 2020, số ca mới mắc ung thư ở nữ giới cao nhất là ung thư vú với 21.555 ca/năm, chiếm tỉ lệ 25,5% trong các bệnh ung thư thường gặp, và có khoảng 9.000 ca tử vong trong năm 2020.

Bình luận