Chờ...

Số trẻ em Mỹ bị co giật do thuốc tăng gấp đôi trong 15 năm

MỸ - Số trẻ em ở Mỹ gặp phải cơn co giật sau khi uống nhầm thuốc của người khác hoặc chất kích thích bất hợp pháp gần như đã tăng gấp đôi từ năm 2009 đến 2023.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Virginia, các trường hợp co giật ở người dưới 20 tuổi đã tăng từ 1.418 trường hợp vào năm 2009 lên 2.749 trường hợp vào năm 2023.

Các trường hợp ngộ độc thường liên quan đến thuốc kháng histamine không cần kê đơn, thuốc chống trầm cảm theo toa, thuốc giảm đau và các loại cannabinoid tổng hợp bất hợp pháp.

co giật (1)

Tramadol là loại thuốc giảm đau ngày càng được trẻ em sử dụng nhiều và khiến chúng bị co giật. - Ảnh: stock.adobe.com

Số ca co giật đã tăng trung bình 5% mỗi năm. Đặc biệt, trong nhóm tuổi từ 6 đến 19, số ca đã tăng gấp đôi trong 15 năm. Số ca trẻ em dưới 6 tuổi cũng ghi nhận tăng 45%.

Tiến sĩ Conner McDonald từ Đại học Y khoa Virginia cho biết, co giật là một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất do ngộ độc, và trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương.

Tùy thuộc vào các yếu tố như nơi xảy ra cơn co giật, thời gian kéo dài và tình trạng sức khỏe sẵn có của trẻ, co giật có thể dẫn đến tổn thương lâu dài hoặc thậm chí tử vong.

Nhóm nghiên cứu của ông cho rằng sự gia tăng “cực kỳ đáng lo ngại” này là do trẻ em dễ dàng tiếp cận với diphenhydramine, được biết đến với tên gọi Benadryl, một loại thuốc kháng histamine không cần kê đơn dùng để giảm triệu chứng dị ứng, thuốc giảm đau tramadol, thuốc chống trầm cảm bupropion (Wellbutrin) và các loại thuốc tổng hợp như K2 hoặc spice.

Tiến sĩ McDonald giải thích rằng, các loại thuốc hợp pháp và bất hợp ngày càng dễ dàng tiếp cận qua internet, khiến chúng có sẵn trong nhiều gia đình và gần tầm tay trẻ em.

Các nhà nghiên cứu, tại Đại hội Y học Cấp cứu Châu Âu ở Copenhagen, đã kêu gọi các nhà sản xuất đóng gói thuốc trong các chai thuốc chống trẻ em và và trong các vỉ thuốc, khuyến khích các bậc phụ huynh bảo quản thuốc an toàn, xa tầm với của trẻ em.