Tiêu điểm: Nhân Humanity

Không cần 1 viên thuốc nào, đây là cách trị đẹn nhanh và đơn giản nhất

( VOH ) - Khi bị đẹn, nhiều người thường rất khổ sở trong việc ăn uống, thậm chí nuốt nước bọt thôi cũng đau đớn. Để đánh bay những vết loét trong miệng, bạn đừng bỏ qua những cách trị đẹn này.

Đẹn trăng, nhiệt miệng hay lở miệng là những cái tên quen thuộc mà chắc hẳn ai cũng đã gặp nhiều lần trong đời. Nổi đẹn thường gây ra cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh và thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị thì bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu do đẹn gây ra.

1. Các loại nhiệt miệng thường gặp

Nhiệt miệng thường được thành 3 loại khác nhau, đó là:

  • Nhiệt miệng dạng nhẹ: Là loại nhiệt miệng thường gặp nhất. Chúng có đường kính khá nhỏ khoảng 2- 9mm, có hình oval nhỏ và có đường viền đỏ xung quanh. Vị trí xuất hiện nhiều nhất là ở niêm mạc miệng, nướu và lưỡi. Có thể gây đau nhức khi nói chuyện hoặc ăn uống. Nhiệt miệng dạng nhẹ thường kéo dài từ 2 – 5 ngày, sau khi khỏi sẽ không để lại sẹo.
  • Nhiệt miệng dạng nặng (sâu): Là loại nhiệt miệng ít phổ biến hơn. Chúng thường có hình tròn và đường viền nhất định, tuy nhiên đường viền sẽ biến mất khi vết loét miệng mở rộng hơn và sâu hơn. Vị trí thường xuất hiện là ở bề mặt lưỡi, nướu, niêm mạc miệng, thậm chí bên trong cổ họng. Có thể gây đau nhức và để lại sẹo sau khi điều trị.
  • Nhiệt miệng dạng Herpetiform: Là loại nhiệt miệng không phổ biến và thường xảy ra ở người lớn tuổi. Chúng thường có đường kính rất nhỏ và mọc thành cụm lớn (từ 10 – 100 vết loét). Thời gian điều trị loại nhiệt miệng này khá dài, mất từ 2 – 3 tháng và đối khi có thể để lại sẹo.

2. Vì sao bị nổi đẹn thường xuyên?

Nguyên nhân hàng đầu gây nổi đẹn trong miệng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác nhau trong miệng.

Ngoài ra, cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.

khong-can-1-vien-thuoc-nao-day-la-cach-tri-den-nhanh-va-don-gian-nhat-voh-1

Ăn uống nhiều thực phẩm có tính cay nóng dễ gây nổi đẹn trong miệng (Nguồn: Internet)

Thực tế, có nhiều người thường ăn đồ chiên, xào, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, uống ít nước mà lại không bị đẹn là do cơ địa tốt, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ nhưng vẫn mắc bệnh này thường xuyên.

Đẹn là bệnh lành tính nhưng nó khiến người bệnh đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập.

3. Cách trị đẹn đơn giản không cần dùng đến thuốc

Nguyên tắc cần và đủ để điều trị đẹn (nhiệt miệng) là làm mát cơ thể bên trong và sát khuẩn trong miệng. Theo đó, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

3.1 Ngậm chất chát trong miệng

Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau diếp cá, vỏ xoài,…Chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

3.2 Uống nước khế chua

Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nguội thì ngậm và nuốt dần. Ngậm và uống nhiều lần trong ngày để nhanh chóng thoát khỏi nhiệt miệng.

Bạn nên lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

3.3 Bôi nước cỏ mực, mật ong

Giã nát cỏ mực, vắt lấy nước trộn vào một ít mật ong. Sau đó, dùng tăm bông thấm dung dịch để bôi vào chỗ đang bị loét. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày để có hiệu quả nhanh.

khong-can-1-vien-thuoc-nao-day-la-cach-tri-den-nhanh-va-don-gian-nhat-voh-1-2-voh

Trị đẹn bằng cỏ mực và mật ong là cách làm dân gian (Nguồn: Internet)

3.4 Nước ép củ cải trắng

Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng một ít nước lọc, dùng nước này súc miệng 3 lần/ngày. Sau khoảng 2 ngày, bệnh sẽ khỏi hẳn.

3.5 Nước củ cải

Dùng khoảng 300g củ cải trắng, giã lấy nước cốt. Sau đó đem hòa cùng 1 lít nước lọc và dùng nước củ cải để súc miệng ngày 3 lần sẽ giúp giảm tình trạng bị nhiệt miệng.

3.6 Bôi mật ong, mật ong nghệ

Dùng mật ong trộn chung với nghệ và thoa vào chỗ bị loét miệng mỗi ngày 1 đến 2 lần. Mật ong có tính kháng khuẩn, nghệ kháng viêm nên sẽ giúp vết loét mau lành, không bị sẹo. Đồng thời còn kích thích các mô phát triển.

3.7 Dùng lá rau ngót

Lấy lá rau ngót rửa sạch, ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.

3.8 Chườm lạnh

Để làm dịu cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra, bạn cũng có thể ngậm một viên đá nhỏ. Cái lạnh của đá sẽ làm chậm lượng máu đến vết loét và còn giúp giảm đau và sưng hiệu quả.

3.9 Ăn sữa chua

Ăn sữa chua là một cách đơn giản nhưng hiệu quả trong vấn đề chữa nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ giúp làm lành vết loét, và giảm đau.

3.10 Giấm táo

Giấm táo và nước ấm pha với tỉ lệ bằng nhau, dùng súc miệng hàng ngày sẽ giúp làm biến mất các vết loét một cách nhanh chóng. Giấm táo có chứa axit acetic nên có tác dụng diệt vi khuẩn và tăng cường lợi khuẩn. Người ta thường dùng giấm táo như một chất kháng sinh tự nhiên đối với những trường hợp bị nhiệt miệng.

3.11 Chè (trà đen)

Dùng túi trà lọc sau khi uống xong đắp vào vết loét sẽ có tác dụng làm giảm đau và viêm do nhiệt miệng. Những chất tanin trong trà chính là thành phần chính giúp bạn thoát khỏi cơn đau và viêm từ nhiệt miệng.

Ngoài ra, khi bị đẹn bạn nên bổ sung thêm sắt, tăng cường các loại vitamin B và hãy nói không với các loại nước súc miệng, kem đánh răng có chứa  Sodium Lauryl Sulfate vì nó có thể khiến tình trạng càng tồi tệ hơn.

3.12 Súc miệng bằng nước muối loãng

khong-can-1-vien-thuoc-nao-day-la-cach-tri-den-nhanh-va-don-gian-nhat-voh-2

Pha nước muối loãng để súc miệng là cách trị đẹn an toàn và hiệu quả (Nguồn: Internet)

Khi bị đẹn, những món đồ ăn cay nóng và có vị mặn đều khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, nước muối loãng không hề khiến bạn thấy đau đớn, ngược lại đây được xem là một loại thuốc sát khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả.

Bạn hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

4. Cách phòng tránh nổi đẹn trong miệng

Đẹn là căn bệnh có thể phòng tránh bằng cách thay đổi những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

  • Hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng: Để tránh bị đẹn, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, các loại nước mắm,…Bởi chúng không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
  • Không uống bia, rượu thường xuyên.
  • Tăng cường những thực phẩm có tính mát, có tính giải nhiệt, mát gan như cà chua, dưa leo, nước nha đam, sâm bí đao, nước bông cúc… để giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nhìn chung, nổi đẹn không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, công việc và quá trình ăn uống của bạn. Hy vọng những cách trên đây sẽ giúp bạn chữa trị đẹn nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giúp bạn biết cách phòng tránh để đẹn không xuất hiện thường xuyên.

Bình luận