Đăng nhập

Nhận biết rối loạn nhịp tim qua các trường hợp cụ thể

00:00
00:00
00:00
VOH - Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch phổ biến, gây ra cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở, tàn phá sức khỏe. Việc nhận biết các vấn đề về nhịp tim và bệnh liên quan là rất quan trọng.

Câu hỏi: Nhiều người gặp tình trạng cứ mỗi khi nằm ngủ, họ nghe rõ nhịp tim nhanh đập rất mạnh, nhưng ban ngày lại không. Vậy thưa bác sĩ, trường hợp này có phải là rối loạn nhịp tim hay không?

Trả lời: Một vài người thường xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, tim đập rộn ràng, tức ngực, tim đập không đều, bỏ nhịp, đột nhiên co bóp mạnh một cái... thì được gọi là đánh trống ngực. 

Đây có thể là những dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim. Theo đó, các triệu chứng chỉ xuất hiện vào ban đêm. Nguyên nhân một phần là do ban ngày chúng ta làm việc mệt mỏi, căng thẳng, stress...

Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đeo cho bạn một cái máy và theo dõi trong vòng 24h nhằm phát hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, cũng như có hướng điều trị phù hợp.

Nhận biết rối loạn nhịp tim qua các trường hợp cụ thể 1Xem toàn màn hình
Nhóm bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phá sức khỏe nguy hiểm nhất - Ảnh: Internet

Câu hỏi: Một số trường hợp, người bệnh có nhịp tim nhanh thì huyết áp cao, một số khác nhịp tim nhanh huyết áp thấp. Tại sao có sự thay đổi huyết áp trong trường hợp này?

Trả lời: Nhịp tim và huyết áp có mối liên hệ với nhau. Trong một số trường hợp, người bệnh bị tăng huyết áp sẽ kích thích hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết trong cơ thể, khiến tim đập nhanh. Đây là dấu hiệu của việc bị tăng huyết áp, không phải vì tim đập nhanh khiến huyết áp tăng. Ngược lại, huyết áp thấp không đủ cung cấp oxy khiến nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn. Như vậy, nhịp tim sẽ thay đổi theo huyết áp. 

Tình trạng trên phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do hệ thống thần kinh thực vật bị hưởng. 

Nếu một người tự dưng thấy huyết áp giảm dần, có cảm giác đau ngực, mệt mỏi và tim đập chậm thì đây là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim. 

Để nhanh chóng phát hiện những bất thường trong cơ thể, người khỏe mạnh bình thường nên đo huyết áp.

Với bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp hoặc người trên 60 tuổi cần tiến hành đo huyết áp 1 lần/ngày. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh sử dụng thuốc huyết áp khiến cho mạch đập chậm. Điều này đồng nghĩa với việc liều thuốc đang dùng vượt qua ngưỡng của cơ thể. Lúc này, người bệnh nên đo huyết áp hằng ngày và cung cấp cho bác sĩ điều trị để thay đổi lượng thuốc phù hợp. 

Tóm lại, khi phát hiện các chỉ số thay đổi khác với ngày thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe tim mạch ổn định hơn. 

TS.BS Nguyễn Thị Sơn

Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM

Nhận biết rối loạn nhịp tim qua các trường hợp cụ thể 1

Hãy cùng theo dõi VOH Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.

Bình luận