Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bà bầu ăn đậu hũ được không? Những lợi ích và nguy cơ gặp phải

(VOH) – Đậu hũ ngon, rẻ, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, bà bầu ăn đậu hũ được không, liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thai nhi hay không?

Đậu hũ (đậu phụ) được làm chủ yếu từ đậu nành, rất giàu thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như sắt, canxi, magie...Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ đang mang thai băn khoăn liệu thêm đậu hũ trong chế độ ăn uống có thật sự an toàn cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi?

1. Bà bầu ăn đậu hũ được không?

Đậu hũ là thực phẩm vừa ngon, vừa rẻ lại chứa nhiều dinh dưỡng, vì thế, hầu hết mẹ bầu đều có thể ăn đậu hũ trong thai kỳ của mình, miễn là bạn không lạm dụng chúng và có sự kết hợp với nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác.

ba-bau-an-dau-hu-voh-0
Bà bầu có thể ăn đậu hũ trong thai kỳ với lượng cho phép (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú hoặc suy giáp thì nên hạn chế tiêu thụ đậu hũ, vì chất phytoestrogen trong thực phẩm này có thể “bắt chước” estrogen. Đây là chất có thể ngăn chặn sự hấp thu hormone tuyến giáp, dẫn đến suy giáp. Với bệnh ung thư vú, chúng có thể làm tăng sự phát triển của các tế bào ung thư ở một số phụ nữ.

2. Bà bầu ăn đậu hũ có làm thay đổi giới tính thai nhi?

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng chất isoflavones trong đậu hũ làm từ đậu nành có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người.

Ngược lại, khi bà bầu tiêu thụ đậu hũ một cách hợp lý và khoa học, chất isoflavones trong đậu hũ sẽ giúp làm sạch các gốc tự do, ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ.

3. Những lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn đậu hũ

Khi bạn ăn đậu hũ trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ được hấp thu rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, từ đó mang lại nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu. Cụ thể như:

3.1 Tốt cho xương và răng

Đậu hũ giàu chất canxi, đây là dưỡng chất mà mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ trong thai kỳ để phòng ngừa nguy cơ loãng xương sau sinh. Ngoài ra, khoáng chất này cũng hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển xương, răng, thần kinh và cơ bắp của thai nhi.

3.2 Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

Đậu hũ là một nguồn cung cấp chất sắt và đồng dồi dào, có thể hỗ trợ việc cung cấp oxy đi khắp cơ thể cũng như tạo năng lượng và giải phóng oxy. Do đó, bà bầu ăn đậu hũ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Hơn nữa, chất sắt từ đậu hũ cũng hỗ trợ mẹ bầu trong việc phòng ngừa sinh non và tình trạng trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

3.3 Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể

Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E trong đậu hũ có tác dụng thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ, khi hệ miễn dịch được tăng cao sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ mắc phải một số bệnh lý thông thường.

3.4 Quản lý cân nặng khi mang thai

Đậu hũ chứa ít calo nhưng lại giàu protein thực vật nên có thể giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu, từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, hàm lượng protein cao trong đậu hũ cũng hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

3.5 Tốt cho trí não thai nhi

Là một nguồn cung cấp axit omega 3 dồi dào, vì thế bà bầu ăn đậu hũ có thể giúp tăng cường sự phát triển não bộ thai nhi, giúp trẻ sau khi sinh ra sẽ thông minh hơn, kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn. Đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc chứng ADHD, tự kỹ và bại não.

Xem thêm: Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (chứng ADHD) - Những dấu hiệu không thể bỏ qua

4. Bầu 3 tháng đầu có ăn đậu phụ được không?

Mặc dù được ghi nhận là an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên, một số mẹ vẫn lo lắng bầu 3 tháng đầu ăn đậu phụ có sao không? Thực tế, cũng như các giai đoạn khác cũng thai kỳ, khi mẹ bầu tiêu thụ đậu hũ một cách hợp lý và khoa học sẽ vô cùng an toàn cho sức khỏe.

ba-bau-an-dau-hu-voh-1
Trong giai đoạn đầu thai kỳ mẹ bầu vẫn có thể ăn đậu hũ (Nguồn: Internet)

Đậu phụ là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, do đó, việc bỏ qua chúng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên sẽ khiến mẹ bầu mất đi cơ hội “tiếp nhận” những dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và thai nhi.

5. Gợi ý những món ngon từ đậu phụ cho bà bầu

Đậu hũ rất dễ chế biến, bởi nó phù hợp cho tất cả các dạng món ăn như nấu canh, xào, chiên hoặc hấp.... Một số món ăn có thể chế biến từ đậu phụ, chẳng hạn như:

  • Canh đậu phụ rong biển
  • Đậu phụ hấp tôm trứng
  • Đậu phụ rán (chiên)
  • Đậu phụ chiên trứng
  • Đậu phụ sốt chanh leo
  • Đậu phụ rim cay

Xem thêm: 11 món ngon từ đậu hũ phù hợp cho người ăn chay và ăn mặn

6. Bà bầu ăn nhiều đậu hũ có sao không?

Mặc dù có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 bữa đậu phụ chưa chiên, mỗi lần không quá 100g. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đậu phụ có thể khiến cơ thể gặp phải một số ảnh hưởng tiêu cực, như:

  • Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy
  • Có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp và dẫn đến các biến chứng không mong muốn
  • Có thể dẫn đến thiếu i-ốt.
  • Có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • Có thể gây khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo

Ngoài ra, nếu đậu hũ không được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể vẫn còn chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... sẽ gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi. Đó là lý do vì sao bạn cần chọn lựa cơ sở có uy tín để mua các sản phẩm này nếu không không có điều kiện tự chế biến.

Như vậy, bà bầu ăn đậu phụ sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu được sử dụng trong giới hạn cho phép và có sự cân bằng dinh dưỡng. Vì thế, hãy nhanh tay lựa chọn đậu phụ sạch và lên thực đơn đơn cá món ăn từ đậu đậu phụ để có được bữa ăn ngon miệng và an toàn nhé. 

Bình luận