Tiêu điểm: Nhân Humanity

Dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Cần nhận biết các biểu hiện sớm

(VOH) - Các bác sĩ ghi nhận, phần lớn trẻ tự kỷ thường có cha mẹ thành đạt, nổi tiếng hoặc luôn bận rộn với công việc, ít thời gian dành cho con.

1. Các biểu hiện thường thấy của bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn

Theo bà Trần Thị Thu Hà, khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian tốt nhất để điều trị tự kỷ là 18 đến 36 tháng tuổi. Quá thời gian này, các biện pháp can thiệp đem lại rất ít hiệu quả.

1.1 Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em

Do vậy, các bà mẹ cần sớm lưu ý đến những biểu hiện không bình thường của con để đưa đến bác sĩ:

Trẻ 16-17 tháng phải nói được các từ đơn hoặc biết nói sớm nhưng sau đó lại thôi. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh.

Khi được hỏi, nhiều trẻ không trả lời được mà nhại lại câu hỏi một cách máy móc (chẳng hạn, hỏi "cháu tên gì" thì cũng đáp là "cháu tên gì".

  • Khó giao tiếp và tương tác

Không nhìn vào mắt người khác là một triệu chứng điển hình của tự kỷ. Trẻ không giao tiếp, không biểu hiện tình cảm ngay cả với mẹ (không hề bám mẹ). Những em bé bình thường khi 9-10 tháng tuổi nếu ở cạnh trẻ khác thường có động thái làm quen như cười, chạm vào bạn, xin - cho đồ chơi hay thức ăn;

Nếu thấy thích thú điều gì thì muốn chia sẻ với người khác (như khoe áo đẹp)... nhưng trẻ tự kỷ không thế.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Cần nhận biết các biểu hiện sớm 1

  • Khó khăn trong trò chơi, hoạt động cần tưởng tượng

Việc hướng dẫn trẻ tự kỷ biết chơi một trò nào đó thường rất gian nan. Trẻ không biết dùng đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném, hoặc chơi không đúng chức năng.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Cần nhận biết các biểu hiện sớm 2

  • Tác phong lặp đi lặp lại

Trẻ tự kỷ rất máy móc, chẳng hạn nếu mẹ dẫn đi nhà trẻ nếu vòng qua một cái cột điện thì lần sau nhất thiết cũng phải đi như vậy. Nếu phải thay đổi, trẻ sẽ phản ứng dữ dội như gào khóc, cắn cấu.

Bệnh nhân tự kỷ cũng hay có các hành vi lặp đi lặp lại như vê tay, vặn tay, vặn người, nhón chân...

  • Khó khăn trong tự phục vụ mình

Trẻ mang giày, đội nón, mặc áo, vệ sinh cá nhân... Cử chỉ, thao tác luôn lóng ngóng, vụng về.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Cần nhận biết các biểu hiện sớm 3

  • Phần lớn các bé tự kỷ thường hiếu động thái quá

Do không có khả năng hình dung ra sự nguy hiểm nên trẻ bị tự kỷ hay có những hành động "đáng sợ" như trèo lên đứng vắt vẻo trên lan can... Ngược lại, một số ít trẻ có xu hướng thu mình, ít vận động.

* Nhiều trường hợp từ nhỏ mắc bệnh nhẹ không phát hiện và được điều trị kịp thời nên đến độ tuổi trưởng thành, tác động của bệnh tự kỷ ngày càng nghiêm trọng, không chỉ tác động đến khả năng học tập, lao động mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống độc lập khi trưởng thành.

1.2 Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn

Người mắc bệnh này thường là có cảm giác cô độc và lo sợ về nỗi ám ảnh bị xã hội ruồng bỏ. Cụ thể là các biểu hiện:

- Gặp các vấn đề trong phát triển các kỹ năng giao tiếp, nét mặt thiếu biểu cảm và tư thế cơ thể không tự nhiên. Khó có thể thiết lập tình bạn với những người cùng trang lứa. Ít quan tâm, chia sẻ, hưởng ứng với những người khác.

- Thiếu sự đồng cảm. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác, chẳng hạn như đau hoặc buồn rầu.

- Trong công việc hoặc học tập, tiếp thu chậm, học tập kém, ít nói chuyện (khoảng 40% những người bị chứng tự kỷ không bao giờ nói chuyện). 

- Những người bị chứng tự kỷ thường lặp lại hơn một lần một từ hoặc cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây. Họ cũng gặp khó khăn để có thể hiểu hết được ý nghĩa các câu nói ẩn ý của người khác.

Ví dụ, một người bị chứng tự kỷ có thể không hiểu rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ, hài hước.

2. Một trường hợp điển hình của người mắc bệnh tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Câu chuyện của cậu bé Nguyễn Khôi Nguyên (16 tuổi, sống tại Hà Nội) vốn là một người mắc bệnh tự kỷ dạng tăng động giảm chú ý có thể xem là sự động viên cho những nỗ lực chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm này.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Cần nhận biết các biểu hiện sớm 4

Cậu bé Khôi Nguyên biểu diễn đứng trên 5 con lăn tung 7 bóng.

Theo những chia sẻ từ anh Nguyễn Thế Hiệp - cha ruột của em - "Gia đình tôi phát hiện Khôi Nguyên mắc bệnh từ khi cháu 6 tháng tuổi. Khi nghe bác sĩ nói con mắc bệnh không thể chữa được, tôi hoang mang kinh khủng, vợ khóc nức nở như một đứa trẻ.

Tôi tiếp tục đưa con sang bệnh viện Bạch Mai khám và nhiều nơi khác nhưng kết quả chẩn đoán không hề thay đổi.

Do mắc chứng tự kỷ nên Khôi Nguyên có những bất lợi nhất định. Em không thể theo học cùng các bạn ở trường lớp bình thường, thậm chí Nguyên còn bị bạn đánh hay trêu đùa.

Lúc Nguyên 12 tuổi, trong một lần đi học về kỹ năng sống, anh Hiệp thấy Khôi Nguyên đặc biệt chú ý tới trò tung bóng bằng tay. Với mục tiêu ban đầu là giúp con có niềm vui trong cuộc sống, anh Hiệp quyết định cho con theo học kỹ thuật này.

Thầy Nguyễn Quang Thọ, người thầy trực tiếp đưa Khôi Nguyên bén duyên với bộ môn xiếc tung hứng nhớ lại: “Thời gian đầu đến trung tâm, Nguyên thu mình, thích giành đồ của bạn và nhiều khi mất kiểm soát đối với hành vi.

Khi đó, tôi tập tung bóng trước mặt Nguyên nhưng em không mấy bận tâm, rồi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, em bắt đầu có cảm giác với trái bóng, lúc đầu là nghịch, ném… làm đủ các trò với quả bóng và sau đó em đã hứng thú với việc học tung bóng".

Nhờ sự dìu dắt của thầy Thọ, sau 4 năm học tập tung bóng, Nguyên đã trở thành một diễn viên xiếc chuyên nghiệp.

Vào tháng 5/2017, Khôi Nguyên vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Hành trình ý chí kỷ lục Việt Nam" với nội dung: Cậu bé tự kỷ đội chai trên đầu, tung 8 bóng trên xe đạp một bánh trong thời gian lâu nhất.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Cần nhận biết các biểu hiện sớm 5

Từ một cậu bé tự kỷ Khôi Nguyên đã gần với mẹ hơn, biết nói "con yêu mẹ".

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ

Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại...

Tất cả biểu hiện này xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi và phát triển dần dần. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, tăng khả năng tái hòa nhập cuộc sống.

Thực tế bệnh tự kỷ không phân biệt trẻ em nhà giàu hay nghèo. Tuy nhiên, các bác sĩ ghi nhận, phần lớn trẻ tự kỷ là con các gia đình giàu có, cha mẹ thành đạt, nổi tiếng hoặc luôn bận rộn với công việc, ít có thời gian dành cho con.

Theo giải thích của các chuyên gia, về mặt phân tâm học, tách trẻ ra khỏi hơi ấm của cha, mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên.

Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.

Theo số liệu ở khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, trước đây mỗi ngày chỉ có khoảng 5-6 trường hợp trẻ đến để kiểm tra, đo, khám về tự kỷ nhưng hiện nay đã tới khoảng 230 ca/ngày. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), hằng năm có khoảng 2.500 lượt khám đánh giá về tự kỷ, tương đương khoảng 1.000 – 1.200 bệnh nhân được chẩn đoán tự kỷ hoặc theo dõi mắc tự kỷ.

Theo Thạc sĩ, BS Phạm Minh Triết, Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, đã có rất nhiều phụ huynh biết con mình bị tự kỷ nhưng lại giấu thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị. Chính điều này đã làm cho bệnh của trẻ ngày một nặng thêm.

BS Phạm Minh Triết cũng cho biết thêm, hiện tại, số lượng cơ sở y tế có thể đánh giá trẻ tự kỷ còn ít, đặc biệt tại các tỉnh.

Hiện nay, mới chỉ có vài bệnh viện tỉnh có bác sĩ đến học tại khoa Tâm lý về đánh giá và định hướng can thiệp trẻ tự kỷ, trong khi hệ thống các bệnh viện tâm thần tỉnh, nơi có bác sĩ có thể đánh giá được trẻ tự kỷ thì ít được bệnh nhân tiếp cận.

Bên cạnh đó, hầu hết các bác sĩ tại các bệnh viện tâm thần chỉ quen khám và điều trị cho người lớn nên việc đánh giá tự kỷ ở trẻ em còn nhiều thách thức.

Ngoài ra, việc thiếu số lượng cơ sở y tế có khả năng đánh giá trẻ tự kỷ, đặc biệt ở các tỉnh đã dẫn đến tình trạng quá tải ở những cơ sở có khả năng, khiến bệnh nhân được đánh giá và can thiệp muộn.

Đương nhiên, khi không thể can thiệp sớm các ca bệnh từ khi trẻ còn nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả là số lượng người lớn mắc bệnh tự kỷ sẽ tăng dần theo thời gian.

Để tránh hậu quả lâu dài do bị mắc tự kỷ, việc chuẩn đoán và điều trị đòi hỏi sự kiên trì của bác sĩ, gia đình đặc biệt là cha mẹ phải tham gia một cách chủ động. Mời các bạn đọc tiếp chuyên đề Tự kỷ do Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM thực hiện. 

Chuẩn đoán và điều trị tự kỷChuyên đề Bệnh tự kỷ - P3 : Chuẩn đoán và điều trị tự kỷ. Việc chẩn đoán tự kỷ rất khó, yêu cầu và đòi hỏi một quá trình theo dõi từ phía gia đình cho đến khi bác sĩ thăm khám, chẩn đoán.
Bình luận