Đăng nhập

Phương pháp điều trị sốc phản vệ là gì? Có thể tự điều trị tại nhà không?

00:00
00:00
00:00
VOH - Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng. Điều trị sốc phản vệ đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc di chứng hoặc tử vong.

Theo Bác sĩ Lê Trung Tuấn, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Sài Gòn cho biết, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Khi bệnh nhân điều trị bệnh, sốc phản vệ vẫn có nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Vì vậy, bệnh nhân cần tìm hiểu phương pháp và cách thức theo dõi tình trạng bệnh để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

Các phương pháp điều trị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tình trạng nguy kịch cần được điều trị khẩn cấp tại các cơ sở y tế. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

  • Tiêm Adrenaline: Đây là thuốc quan trọng nhất để điều trị sốc phản vệ, giúp điều trị nhanh triệu chứng và cứu người bệnh khỏi nguy kịch. Đặc biệt, nó còn thực hiện chức năng giúp bệnh nhân co mạch, giảm phù nề, cải thiện chức năng hô hấp và tình trạng tụt huyết áp. Tiêm ngay khi có dấu hiệu sốc phản vệ.
  • Truyền dịch: Bù lại lượng dịch đã mất do giãn mạch và tăng tính thẩm thấu thành mạch trong sốc phản vệ.
  • Oxy liệu pháp: Oxy liệu pháp là phương pháp sử dụng oxy để đảm bảo đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể trong tình trạng sốc, tụt huyết áp.
  • Thuốc kháng Histamin và một số loại thuốc khác: Được sử dụng để giảm triệu chứng, giảm viêm và dự phòng tái phát phản vệ.
voh-phuong-phap-dieu-tri-soc-phan-ve-anhminhhoa (1)Xem toàn màn hình
Oxy liệu hóa là một trong những phương pháp quan trọng điều trị sốc phản vệ - Ảnh Canva

Có thể điều trị phản vệ tại nhà không?

Theo Bác sĩ Lê Trung Tuấn, đối với phản vệ nghiêm trọng, đặc biệt là sốc phản vệ, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà.

Việc tự điều trị tại nhà có thể làm chậm trễ quá trình điều trị, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi ở quá xa cơ sở y tế, không thể đến bệnh viện, trong một số trường hợp phản vệ nhẹ ở cấp độ 1, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc như Tartrazine, Loratadine để giảm triệu chứng, nhưng cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân.

Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, chúng ta cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

voh-phuong-phap-dieu-tri-soc-phan-ve-anhminhhoa (2)
Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng thuốc Loratadin - Ảnh Canva 

Lưu ý sau khi điều trị sốc phản vệ 

Sau khi điều trị sốc phản vệ, người bệnh có thể đối diện nguy cơ gặp rủi ro tái bệnh. Vì vậy, người bệnh cần:

  • Uống thuốc và tái khám theo hẹn của bác sĩ.
  • Tránh tuyệt đối tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng vì điều này có thể gây sốc phản vệ nghiêm trọng hơn trong tương lai.
  • Mang theo bút tiêm Adrenaline tự động.
  • Thông báo cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp về tình trạng dị ứng của mình để tránh trường hợp vô tình tiếp xúc với dị nguyên.
  • Mang theo thẻ y tế hoặc vòng tay để cảnh báo dị ứng.
voh-phuong-phap-dieu-tri-benh-soc-phan-ve-anhminhhoa
Sau khi điều trị sốc phản vệ, bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe thường xuyên - Ảnh Canva 

 Bác sĩ Lê Trung Tuấn

 Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn 

voh-soc-phan-ve

Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.

Bình luận